Trung Quốc-Ấn Độ: Liệu có thể đảm bảo cân bằng lợi ích bằng các biện pháp hòa bình?

© AP Photo / Andy Wong, fileẤn Độ và Trung Quốc
Ấn Độ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc và Ấn Độ cam kết duy trì hòa bình tại khu vực biên giới chung, củng cố sự tôn trọng lẫn nhau để tăng cường hợp tác và sự phát triển chung.

Thỏa thuận về nội dung này đã đạt được tại cuộc gặp ở New Delhi giữa các đặc phái viên của Trung Quốc và Ấn Độ về các vấn đề biên giới: ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Hội đồng nhà nước Trung Quốc, và ông Ajit Kumar Doval, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ.

Đối với cả hai bên, cuộc gặp lần thứ 20 của các đặc phái viên mang tính bước ngoặt. Đây là lần đầu tiên đại diện cho Bắc Kinh là ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản. New Delhi, về phần mình, đã tổ chức cuộc gặp của ông Dương Khiết Trì với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tân Hoa Xã trích dẫn câu nói của ông Narendra Modi: Ấn Độ luôn luôn chủ trương phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, chủ trương tăng cường hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ song phương. Về phần mình ông Dương Khiết Trì hứa rằng, Trung Quốc chủ trương củng cố mối liên hệ chiến lược với Ấn Độ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong các vấn đề chiến lược và mở rộng hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tên lửa phòng không Ấn Độ Akash - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bình luận vũ khí cực mạnh Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam

Còn có một điều đáng chú ý. Đây là lần thứ hai các quan chức cao cấp của Trung Quốc và Ấn Độ tổ chức cuộc gặp trong vòng chưa đầy một tháng. Vào đầu tháng 12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiến hành cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại New Delhi. Khó để chờ đợi bất kỳ đột phá ngoại giao từ cuộc gặp này cũng như từ cuộc gặp của ông Dương Khiết Trì với ông Ajit Doval. Trong khi đó, tại hai cuộc gặp này, cả Ấn Độ và Trung Quốc không tập trung chú ý đến tranh chấp biên giới vì hiện nay vấn đề đó không thể giải quyết được. Họ đã làm như vậy để giảm mức độ không tin cậy lẫn nhau và đối đầu căng thẳng trên biên giới chung của hai nước. Xu hướng này sẽ tăng cường trong năm 2018, — chuyên gia Andrei Volodin từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Đương đại của Học viện Ngoại giao Nga cho biết.

"Ở Ấn Độ, cũng như ở Trung Quốc, từ lâu có nhu cầu về việc cải thiện mối quan hệ song phương. Những vụ tranh chấp lãnh thổ rất khó giải quyết. Trong khi đó, rõ ràng là cả hai bên đều muốn giảm bớt căng thẳng trên đường biên giới, cũng như giảm nhẹ tranh luận gay gắt trong mối quan hệ song phương".

Ông Kadakampally Surendran, người đứng đầu ngành du lịch bang Kerala, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ cấm quan chức đến Trung Quốc, đẩy nhanh làm đường kiểm soát biên giới

Song, ngoài vấn đề biên giới, hai bên còn có nhiều nội dung khác có thể gây ra cuộc tranh luận gay gắt. Ấn Độ tự cô lập mình trên trường quốc tế khi đã từ chối thậm chí thảo luận về sự tham gia vào sáng kiến ​​ Trung Quốc "Một vành đai, Một con đường". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar cũng khẳng định điều đó. Nhà ngoại giao Ấn Độ ghi nhận rằng, những sáng kiến ​​như vậy nên được thực hiện để không vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của bất kỳ nước nào. Ấn Độ chỉ trích sáng kiến "Một vành đai, Một con đường", vì một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong khuôn khổ sáng kiến ​​này là hành lang kinh tế Trung Quốc —Pakistan  được thực hiện trong một khu vực mà Ấn Độ coi là lãnh thổ của mình.

Một trong những sự kiện quốc tế qua trọng nhất trong năm 2017 là việc Ấn Độ và Pakistan gia nhập SCO với tư cách thành viên chính thức. Khi đó, một số nhà quan sát đã đưa ra dự báo — SCO có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa Trung — Ấn. Cụ thể, xóa bỏ thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều đối với dự án "Con đường Tơ lụa" của Trung Quốc. Dễ hiểu là việc Ấn Độ gia nhập SCO là một thách thức đối với Trung Quốc. Trong khi đó, rõ ràng là việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, trước hết trong vấn đề biên giới, sẽ tăng cường đáng kể vị trí của cả Ấn Độ và Trung Quốc, kể cả trong tam giác Trung Quốc-Ấn Độ-Hoa Kỳ.

Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc hy vọng Ấn Độ sẽ rút ra bài học từ cuộc xung đột gần đây

Mặt khác, Ấn Độ lo ngại trước việc ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng lên ở châu Á. Hoa Kỳ muốn lợi dụng vấn đề này để kiềm chế Trung Quốc với sự trợ giúp của Ấn Độ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã cố gắng giải quyết nhiệm vụ này trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ gần đây. Xét theo mọi việc, việc thành lập liên minh bốn nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc — một "NATO châu Á" — cũng phục vụ mục đích này. Theo ý kiến ​​của hầu hết các nhà quan sát, cơ chế này nhằm đối phó với những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc tại Châu Á. Một số chuyên gia lưu ý rằng,  thỏa thuận  gần đây về việc Singapore cho phép các tàu chiến của Ấn Độ tiếp cận sâu hơn căn cứ hải quân Changi (Hải quân Mỹ cũng đóng ở đó) có thể là một bộ phận của cơ chế này. Rõ ràng đây là cách phản ứng với các hoạt động của Trung Quốc, — chuyên gia của Viện Nghiên cứu phương Đông (Nga) Tatyana Shaumyan nhận định:

"Tình hình này là khá phức tạp và rất tế nhị đối với Ấn Độ. Trung Quốc đang thực thi chính trị rất tích cực trong khu vực này. Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã đến thăm Bangladesh và Myanmar để giúp giải quyết vấn đề người tị nạn Hồi giáo. Các chuyến đi này cũng như thỏa thuận bàn giao cảng biển Hambantota ở miền Nam Sri Lanka cho Trung Quốc và hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, cũng như  ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nepal, đều tác động trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ vì các sự kiện đó tập trung xung quanh lãnh thổ nước này".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала