Việt Nam: Truy tố ông Đinh La Thăng tội cố ý làm trái

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị can bị truy tố trong vụ cố ý làm trái, tham ô tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ông Đinh Mạnh Thắng. - Sputnik Việt Nam
Em trai ông Đinh La Thăng- "chìa khóa" cho vụ tham ô của ông Trịnh Xuân Thanh
Viện KSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng vụ án cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), truy tố bị can Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong cùng vụ án.

Cáo trạng được ban hành sau 6 ngày Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra.

Chỉ định thầu không đúng quy định

6 pháp nhân chính có liên quan trong vụ án này gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam, Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2, Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch và Công ty THHH MTV Quỳnh Hoa.

Cáo trạng thể hiện từ năm 2008 đến năm 2012, PVC do Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT và Vũ Đức Thuận là tổng giám đốc đã thi công 67 công trình. 

Công ty mẹ PVC trực tiếp thi công 20 công trình thì có đến 12 công trình có dòng tiền bị mất cân đối do chi phí phát sinh ngoài hợp đồng.

Năm 2010, PVC góp vốn đầu tư vào 46 công ty, tổng mức đầu tư tài chính vượt gần 1000 tỉ đồng so với vốn điều lệ, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư của PVC. Sau đó PVC phải trích lập dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư vào các công ty con.

Để tạo điều kiện cho PVC, năm 2010, ông Đinh La Thăng lúc đó là Chủ tịch HĐQT PVN đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính Phủ đưa dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án PVN sẽ triển khai thực hiện và được phép lựa chọn nhà thầu.

Sau đó, ông Đinh La Thăng đã ký nghị quyết giao PVC được thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng thực hiện dự án, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đã sử dụng hơn 1000 tỉ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu, ký các hợp đồng trái quy định. Sau đó ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới tại PVN và ban quản lý dự án căn cứ các hợp đồng này cấp tạm ứng để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1000 tỉ đồng sai mục đích.

Quá trình điều tra, ông Đinh La Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu.

Lập khống hồ sơ để rút tiền

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh và chiếc vali đầy tiền từ em trai ông Đinh La Thăng
Trong quá trình thực hiện dự án dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là chủ tịch HĐQT PVC đã chủ đạo cấp dưới ký hợp đồng để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng. 

Tuy nhiên Thanh không sử dụng số tiền tạm ứng cho dự án mà sử dụng vào mục đích khác khiến Nhà nước bị thiệt hại hơn 119 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng cấp dưới lập khống hồ sơ rút 13 tỉ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỉ đồng.

Cáo trạng thể hiện quá trình điều tra Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận hành vi phạm tội, quanh co chối tội, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Đối với bị can Phùng Đình Thực, nguyên tổng giám đốc PVN đã có hành vi sai phạm khi cùng Đinh La Thăng cấp tạm ứng cho PVC, sau đó bị Trịnh Xuân Thanh sử dụng không đúng mục đích.

Viện KSND tối cao đã phân công Viện KSND TP. Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm. Vụ án sẽ được TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm trong thời gian tới. 

12 bị can bị đề nghị truy tố tội cố ý làm trái

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
"Tình anh em" và "bản lĩnh" của ông Đinh La Thăng
Đinh La Thăng — nguyên chủ tịch hội đồng quản trị (sau này là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV; ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương;

— Nguyễn Mạnh Tiến — phó tổng giám đốc PVC

— Phạm Tiến Đạt — nguyên Kế toán trưởng PVC;

— Trần Văn Nguyên — Kế toán trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN

— Lê Đình Mậu — nguyên Phó trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN

— Nguyễn Ngọc Quý — nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC

— Vũ Hồng Chương — nguyên Trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2

— Ninh Văn Quỳnh — nguyên Kế toán trưởng PVN

— Nguyễn Xuân Sơn — nguyên phó tổng giám đốc PVN

— Nguyễn Quốc Khánh — nguyên phó tổng giám đốc PVN

— Phùng Đình Thực — nguyên tổng giám đốc PVN

— Trương Quốc Dũng — nguyên phó tổng giám đốc PVN

8 bị can bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản

— Lương Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch

— Nguyễn Lý Hải, nguyên trưởng Phòng Kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch;

— Lê Xuân Khánh, trưởng Phòng Kinh tế — kế hoạch;

— Nguyễn Thành Quỳnh, giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty CP Miền Trung — Công ty CP Đà Nẵng;

— Lê Thị Anh Hoa — giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa;

— Bùi Mạnh Hiển — giám đốc PVC

— Nguyễn Anh Minh — nguyên phó tổng giám đốc PVC

— Nguyễn Đức Hưng — nguyên trưởng phòng Tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch.

Hai bị can Trịnh Xuân Thanh — nguyên chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận — nguyên tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội cố ý làm trái và tham ô tài sản.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала