Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Châu Á chọn hòa bình và láng giềng tốt

© AFP 2023 / Greg BakerASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Piotr Tsvetov, nhà bình luận phân tích của Sputnik khi tổng kết kết quả của năm 2017 đang qua, ông vui mừng lưu ý rằng ở nhiều điểm nóng của châu Á mức độ căng thẳng đã giảm đi. Rõ ràng, ý chí nguyện vọng của các dân tộc vì hòa bình, hòa hợp, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp đã không mất đi sức mạnh của nó.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Vấn đề Biển Đông đang được giải quyết mà không cần Mỹ

Trong vài năm trở lại đây, mối quan tâm đặc biệt tại nhiều nước là tình hình Biển Đông, nơi mà có lúc đã xảy ra đụng độ giữa lực lượng biên phòng và ngư dân Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, và cơ quan ngoại giao các nước này đã trao đổi những công hàm tức giận phản đối, tuyên bố quyền của họ trên các hòn đảo đang tranh chấp. Nhưng vào tháng Tám năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký một bản dự thảo khung Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông. Văn bản tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các quốc gia  trong vùng biển này. Tài liệu này sẽ xác định các phương pháp vượt qua tranh chấp phát sinh bằng đường lối hòa bình, cũng như cơ chế đảm bảo an ninh và tự do hàng hải. Đài Tiếng nói Việt Nam đánh giá việc thông qua dự án khung là "một trong những bước đột phá giúp giảm căng thẳng xung quanh các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông".

Rõ ràng là nhà lãnh đạo của hai quốc gia xã hội chủ nghĩa châu Á — Việt Nam và Trung Quốc đã có đóng góp quan trọng nhất để giảm căng thẳng ở Đông Nam Á. Năm 2017 đã có hai chuyến viếng thăm lịch sử: Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vào đầu năm nay, và Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng Mười Một đến thăm chính thức Việt Nam. Được biết, mối quan hệ giữa hai nước không đơn giản, nhưng các nhà lãnh đạo hai bên đã làm mọi việc có thể để khôi phục lại mối quan hệ quốc gia và dân tộc trên con đường hoà bình lâu dài, láng giềng tốt và hợp tác hữu nghị. Hai bên trong năm nay đã ký một số văn kiện mở rộng và tăng cường hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế và an ninh. Các dự án kinh tế lớn sẽ được thực hiện ở khu vực biên giới giữa hai nước.

Vào tháng Tám, trước hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Trung Quốc,  một thỏa thuận đã được ký kết giữa Thủ tướng Ấn Độ N.Modi và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang trên biên giới Ấn Độ — Trung Quốc.

Căng thẳng trên biên giới giữa Myanmar và Bangladesh do một số lượng lớn người Rohingya phải chạy tị nạn cũng đã giảm trong tháng Mười Một, sau khi Chính phủ Myanmar và Bangladesh đã ký thỏa thuận về việc hồi hương người dân tộc Rohingya.

Thế vận hội - Sputnik Việt Nam
Lệnh cấm đoàn Nga tham dự Thế vận hội là một phần chính sách chống Nga

Một cuộc xung đột đẫm máu nữa châu Á đang giảm mức độ căng thẳng — là Syria. Nga đã rút hầu hết quân đội ra khỏi nước này. Sau khi tiêu diệt các nhóm vũ trang IS, khởi đầu giai đoạn các giải pháp chính trị và phục hồi kinh tế. Hãy hy vọng rằng nó sẽ không bị phá vỡ bởi các vụ đụng độ vũ trang mới trên đất Syria.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục là mối quan tâm lớn. Hoa Kỳ tiếp tục chính sách đe dọa Bắc Triều Tiên, LHQ đang áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống lại Bình Nhưỡng, tuy nhiên nước này vẫn tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa. Seoul với tổng thống mới Moon Jae Ying cố gắng tự mình thực hiện các bước giải quyết vấn đề — đó là đề xuất hoãn các cuộc tập trận quân sự trên bán đảo Triều Tiên trong khoảng thời gian tới khi kết thúc Thế vận hội mùa đông Olympic tại PyeongChang. Tôi nhớ lại rằng như một giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, Moskva và Bắc Kinh vào mùa hè đã đưa ra một lộ trình, xem xét "đóng băng hai việc" — diễn tập quân sự chung Mỹ và Hàn Quốc và chương trình hạt nhân, tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Như vậy ngay cả trong cuộc xung đột Triều Tiên, vẫn nổi lên khát vọng cao cả của các dân tộc dùng biện pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề khó khăn còn tồn đọng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала