Hoa Kỳ cần dữ liệu về hợp tác quân sự Nga-Serbia để làm gì?

© Ảnh : Artem Achkasovxe bọc thép trinh sát-tuần tra BRDM-2
xe bọc thép trinh sát-tuần tra BRDM-2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lo ngại về ảnh hưởng của Nga tại khu vực Balkan, Quốc hội Mỹ đã giao nhiệm vụ cho Lầu Năm Góc chuẩn bị báo cáo về hợp tác quân sự giữa Moskva với các nước Balkan không phải là thành viên NATO, tức là Serbia, Bosna và Hercegovina (BIH) và Macedonia.

Điều này được hiểu rằng báo cáo cần nêu danh sách chi tiết về vũ khí và công nghệ của Nga mà các nước này nhập khẩu sau năm 2012, cũng như dữ liệu về các cuộc tập trận chung và thông tin về các thỏa thuận an ninh.

Tổ hợp tên lửa phòng không Buk - Sputnik Việt Nam
S-300, Buk-M2... Serbia sẽ chọn hệ thống phòng không nào của Nga?
Cần lưu ý rằng trên thực tế đây là báo cáo về hợp tác quân sự Nga-Serbia, bởi vì cả Macedonia lẫn BIH đều không được Moskva bán cho 6 chiếc MiG-29, 30 xe tăng T-72, 30 xe bọc thép trinh sát-tuần tra BRDM-2. Các nước này cũng không tham gia tập trận chung với quân đội Nga.

Tuy nhiên, không nên phóng đại quá mức quy mô hợp tác quân sự giữa Moskva và Belgrade. Thứ nhất, thiết bị được cung cấp với số lượng nhỏ. Thứ hai, máy bay cần được hiện đại hóa, và những mô hình xe tăng và phương tiện trinh sát được đề cập đến tuy nổi tiếng về chất lượng truyền thống, nhưng không hề thuộc các thế hệ vũ khí mới nhất. Có lẽ thực tế Serbia đang cân nhắc khả năng mua các hệ thống phòng không của Nga là có thể làm cho Hoa Kỳ thực sự quan ngại. Tại cuộc gặp gần đây giữa hai vị Tổng thống Vladimir Putin và Aleksandar Vucic tại Moskva, không có tuyên bố nào được chính thức đưa ra, tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự và ngay cả ông Vucic gần đây cũng đề cập đến "Buk", "C-300" và "Pantsir-C1".

Thiếu tướng Lực lượng Vũ trang Serbia đã nghỉ hưu Mitar Kovac cho rằng nhiệm vụ chính của Hoa Kỳ là hăm dọa các quốc gia nêu trên:

"Giờ đây, Mỹ coi Balkan là khu vực mà họ chưa hoàn thành đến cùng tất cả các hoạt động của mình. Do đó, Washington muốn giảm ảnh hưởng của Nga. Đồng thời với điều đó, Mỹ sẽ tăng nguồn tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các đảng phái ở Tây Ban Nha, để thu thập các thông tin cần thiết thông qua họ, cũng như với sự hỗ trợ của thông tin tình báo", — ông Mitar Kovac nói với Sputnik.

Xe tăng T-72 trong cuộc thi Tank biathlon 2016 - Sputnik Việt Nam
Nga tặng Serbia các xe tăng T-72 được trang bị lớp giáp phản ứng nổ
Ông Kovac lưu ý rằng hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Serbia luôn luôn minh bạch tối đa, nhưng ngay cả sự hợp tác "ở mức biểu tượng" như vậy cũng bị Hoa Kỳ cản trở.

Chuyên gia cho rằng, đối với Serbia, là một nhà nước trung lập về mặt quân sự, sẽ là hợp lý nếu cân bằng hợp tác với Nga và với NATO:

"Ở Belgrade có sứ mệnh NATO hiện diện, điều cần thiết là mở đại diện của CSTO tại đây. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nói về việc đạt được sự trung lập cần thiết cởi mở như nhau cho cả cho phương Tây lẫn phương Đông", ông Kovac kết luận.

Cựu Ngoại trưởng FRY Zivadin Jovanovic cho rằng việc chuẩn bị báo cáo này là sự cảnh báo các nước muốn theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng rằng họ không nên xa rời nước Mỹ.

Theo người đối thoại của "Sputnik", hiện tại Hoa Kỳ không có nhiều đòn bẩy áp lực.

"Họ có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp hỗ trợ tài chính và các thứ khác, vì mục đích này họ có thể sử dụng IMF, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính, nhưng không thể ngăn chặn xu hướng toàn cầu gia tăng phát triển quan hệ với các nước như Nga và Trung Quốc", — ông Jovanovic nói.

MiG-29 - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Serbia: nếu không có Sputnik, thì Serbia sẽ không nhận được MiG-29 của Nga
Nhà cựu ngoại giao nói rằng các bản báo cáo như vậy đưa ra những lập luận bổ sung cho các nước châu Âu đang muốn theo đuổi chính sách độc lập hơn nữa.

"Trên thực tế, họ muốn phát triển quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia mà Mỹ coi là nước cạnh tranh hoặc đối lập. Nhưng chính sách như vậy sẽ quay trở lại Mỹ như chiếc bumomerang", ông Jovanovic nói và nhắc lại rằng sau mỗi lần tập trận với Nga lại có 10 cuộc tập trận của Serbia và NATO.

"Và mối đe dọa của Nga là gì?" ông đặt ra câu hỏi.

Đáp lại, chuyên gia quân sự Nga Boris Podoprigora nói với "Sputnik":

"Đối với Thủ tướng Hungary, "nhà bất đồng chính kiến" Viktor Orban thì tất cả ít nhiều đã biết, nhưng chuyến thăm gần đây của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tại Moskva cho thấy Orban không phải là nhà lãnh đạo Châu Âu duy nhất  muốn xây dựng đối thoại bình đẳng và mang tính xây dựng với Nga", — ông Podoprigora lưu ý rằng đây chính là điều mà Washington lo ngại.

Chuyên gia không loại trừ rằng bằng cách này Mỹ muốn đe dọa các nước có nguyện vọng mua hệ thống phòng không của Nga, bởi vì thỏa thuận như vậy là cái tát giáng vào danh tiếng hệ thống "Patriot" của Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала