Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam năm 2018 sẽ tốt đẹp hơn năm 2017

© Depositphotos.com / Ngocdai86Đà Nẵng
Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2017 sắp kết thúc, và "Sputnik" xin giới thiệu với các bạn bài điểm báo cuối cùng trong năm sắp qua "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Đối với Việt Nam, năm sắp qua ghi dấu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, có nhiều sự kiện quan trọng trong nước và trên trường quốc tế, và điều này đã được phản ánh trên các phương tiện truyền thông của các quốc gia khác nhau. Các hãng tin và tờ báo có uy tín của phương Tây, các phương tiện truyền thông khu vực và tạp chí chuyên ngành đã có bài viết về những sự kiện khác nhau liên quan đến Việt Nam. Song, hai chủ đề chính là cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các phương tiện truyền thông điện tử đã có nhiều bài viết về chiến dịch chống tham nhũng, về ngành y tế ở Việt Nam, về hệ thống giáo dục và phong cách kiến ​​trúc của Việt Nam, về những điểm tham quan và ẩm thực Việt Nam. Tất nhiên, cũng có những tài liệu về sự thành công của những cá nhân — từ nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam đến người chuyển giới đầu tiên tại Việt Nam. Tất cả điều này đã được phản ánh trong các bài điểm báo hàng tuần của chúng tôi. Vào ngày trước ngưỡng cuối của năm, chúng tôi muốn điểm lại một số nội dung liên quan đến Việt Nam được phản ánh trên báo chí nước ngoài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chuẩn bị xâm nhập vào Mỹ
Các phương tiện truyền thông Mỹ nhắc nhở về những sự kiện 50 năm về trước, gọi năm 1967 là một cột mốc đánh dấu bước ngoặt cuộc chiến tranh Việt Nam làm thay đổi diễn biến chiến tranh và bản thân nước Mỹ. Vào tháng Ba một bài dài trên tờ The New York Times viết rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đòi hỏi ở Hoa Kỳ nguồn nhân lực và tài chính rất lớn, nhưng, kết quả là cuộc chiến này đã làm suy yếu ảnh hưởng chính trị, ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ ở các khu vực khác trên thế giới. 

Vào tháng Năm trong bài báo nhan đề "David và Goliath» New York Times nhắc nhở: "Tướng Westmoreland khoe rằng, ông ta sẽ làm cho Việt Nam chìm xuống vũng lầy đỏ với cỗ máy giết người khổng lồ mà ông ta đã triển khai trên cả nước. Nhưng, những người Việt Nam đã giành chiến thắng vì họ chiến đấu vì sự thống nhất và độc lập của đất nước mình, trong khi quân đội Mỹ bao gồm một nửa là lính quân dịch và một nửa là lính tình nguyện, đã chiến đấu vì những mục tiêu đế quốc xa nhà hàng nghìn cây số."

Và phải kể đến bài viết gây tiếng vang lớn do New York Times công bố vào tháng Giêng, phanh phui một bí mật của gần nửa thế kỷ trước. Dữ liệu điều tra báo chí cho thấy rằng vì cơ may giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Richard Nixon đã thủ tiêu cơ hội kết thúc chiến tranh ở Việt Nam ngay vào năm 1968. Để chặn không cho đối thủ của mình giành phần thắng về phía đảng Dân chủ, Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ khi đó đã gây áp lực với ngụy quyền Nam Việt Nam, dẫn đến việc họ từ chối tham gia vào cuộc hòa đàm tại Paris và chiến tranh tiếp diễn với vụ thu hoạch đẫm máu của nó.

1969 Tổng thống Richard Nixon ở Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Nixon làm gì với Việt Nam để thành Tổng thống Hoa Kỳ?

Vào tháng Hai các tờ báo hàng đầu của Mỹ phân tích kết quả chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu và tương lai của mối quan hệ Việt-Mỹ. "Hà Nội có thể đóng vai trò như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của Washington ở Đông Nam Á nhằm vô hiệu hóa ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Biển Đông", CNBC lưu ý. Tờ The National Interest đăng tải bài dài về lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sau năm 1975 và các lợi ích chung của hai nước. Bài nhan đề "Việt Nam có thể đề nghị những gì với Mỹ?" viết: "Trải dài dọc theo bờ phía Tây Biển Đông, Việt Nam là chìa khóa cân bằng quyền lực trong khu vực ", tác giả bài báo đề xuất phương pháp sử dụng chìa khóa này vì lợi ích của Hoa Kỳ. "Đảm bảo cho Hà Nội duy trì cân bằng quốc tế là chìa khóa cho sự thành công của Mỹ ở châu Á, trong đó có ba khía cạnh quan trọng nhất: tăng tiềm lực kinh tế và quân sự của cả hai nước, phô trương tiềm lực của Mỹ trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc vì quyền bá chủ, và duy trì thái độ hữu nghị với Việt Nam". Các tác giả bài báo đưa ra công thức cho chính sách thành công của Mỹ theo hướng Việt Nam: "Cần phải ký kết một thỏa thuận thương mại và đầu tư đầy hứa hẹn để cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tạo ra thị trường ngày càng tăng đối với hàng hóa chất lượng cao từ Mỹ và thu hẹp thị trường hàng kém chất lượng từ Trung Quốc. Nên thay đổi quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông: từ việc công nhận hiện trạng nên chuyển đến việc đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật quốc tế về an toàn hàng hải. Cuối cùng, Mỹ nên thiết lập liên minh với Việt Nam để vô hiệu hóa tính ưu việt của Trung Quốc ở Đông Nam Á."

Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vì sao ông Trump được Việt Nam yêu mến như thế?
Vào tháng Mười một trong số các chủ đề liên quan đến Việt Nam, báo chí nước ngoài và trước hết các phương tiện truyền thông Mỹ đều tập trung chú ý đến chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Việt Nam cho thấy rõ rằng, họ "muốn gác lại quá khứ để hướng tới tương lai", đang tìm cách để cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua sự hợp tác nghiêm túc về các vấn đề "nhạy cảm" vì lợi ích của cả hai nước. Chính phủ của hai nước đang cố gắng để quá khứ không cản trở tiến độ hiện tại và tương lai trong mối quan hệ song phương, để thực hiện những bước đột phá trong sự hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và quốc phòng ", tờ The National Interest  viết. 

Tờ Asia Times  đăng bài viết tải trên về lịch sử phức tạp của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi phân tích tình hình hiện nay, đặc biệt là mối quan hệ trong tam giác Hà Nội-Bắc Kinh-Washington, các tác giả bài báo rút ra kết luận:

"Việt Nam đã tìm cách cân bằng quan hệ kinh tế với cả hai cường quốc. Hiện nay, nhiệm vụ của ban lãnh đạo Việt Nam là củng cố và nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế thị trường toàn cầu mà không xa lánh hai đối tác thương mại chính của Hà Nội (Trung Quốc và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, người Việt Nam phải đương đầu với những nỗ lực của Washington muốn biến đất nước này thành một bộ phận quan trọng trong chính sách kiềm chế Trung Quốc. Trong quan hệ Việt-Mỹ có một đường đỏ mà Việt Nam không thể vượt qua mà không gây phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã rút ra bài học từ quá khứ và hướng tới tương lai, chắc là họ sẽ thực thi chính sách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, sẽ không tham gia vào cuộc đối đầu không thể mang đến cho Việt Nam điều gì tốt đẹp".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giữa đôi dòng: ông Trump và ông Tập
Các ấn phẩm phương Tây hàng đầu lưu ý đến mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ và vai trò của Ấn Độ ở Biển Đông. "Ấn Độ sở hữu lực lượng vũ trang hùng mạnh thứ tư trên thế giới và có thể là một yếu tố răn đe chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam. Đối với Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành quốc gia then chốt với tư cách đối tác chiến lược trong cuộc đối đầu chống lại sự ương ngạnh của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương ", Forbes viết. 

Trang tin Geopolitical Monitor đăng bài phân tích về sự phát triển sức mạnh Hải quân của Việt Nam. Một bước tiến quan trọng trong quá trình này là việc Việt Nam mua các tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Sau khi phân tích tình hình hiện nay ở Biển Đông, tờ báo rút ra kết luận: "Cùng với thời gian chúng ta có thể thấy rõ rằng, các lợi ích cơ bản của Hà Nội là đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản và an toàn hàng hải hơn là chuẩn bị giáng trả vụ tấn công bị ảo giác từ phíaTrung Quốc."

Nhiều tờ báo có uy tín ở phương Tây có bài viết về các vụ đại án tham nhũng của quan chức cấp cao ở Việt Nam. Bloomberg trích dẫn phát biểu của đại diện chính quyền Việt Nam thông báo rằng, trong năm 2017 ở Việt Nam các cơ quan điều tra đã phát hiện, khởi tố điều tra 220 vụ về tội tham nhũng, cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, đó là nhiều hơn 21% so với năm 2016, và cơ quan thanh tra của nhà nước đã phát hiện ít nhất 190 trường hợp mới có hành vi gian lận công quỹ. Nạn tham nhũng là mối nguy cơ đe dọa sự ổn định xã hội, và Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng nhiệm vụ đấu tranh chống thm nhũng, bài báo nhấn mạnh. Tạp chí Forbes lưu ý rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nhiều doanh nghiệp để họ không "phá hỏng phép lạ của kinh tế Việt Nam", cũng như để cải thiện điều kiện hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. 

Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin - Sputnik Việt Nam
Liệu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Việt Nam - EU?
Vào tháng Tám chủ đề chính về Việt Nam trên báo chí nước ngoài là vụ ông Trịnh Xuân Thanh, mà theo các nhà chức trách Đức, doanh nhân Việt Nam đã bị các nhân viên tình báo Việt Nam bắt cóc tại Berlin rồi đưa về nước. Báo chí Đức có tiếng nói phản đối mạnh mẽ nhất. Còn tờ  Asia Times  nhấn mạnh rằng, vụ việc này có thể có một tác động tiêu cực đến mối quan hệ của Việt Nam với Đức, mà nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu. 

Các sự kiện tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là chủ đề Việt Nam phổ biến nhất trên các phương tiện truyền thông phương Tây và châu Á vào tháng Tư. Tạp chí Foreign Policy lưu ý rằng, các tranh chấp đất đai là nguyên nhân chính gây ra những xung đột giữa chính quyền Việt Nam và người dân bởi vì các cơ quan chính quyền địa phương có quyền ký kết giao dịch với các nhà phát triển hoặc các công ty công cộng, đuổi người dân bản xứ ra khỏi mảnh đất ấy mà không có bồi thường nào.

Tờ Asian Correspondent  phân tích các thành tựu kinh tế ở Việt Nam. "Việt Nam không chỉ trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, mà còn được xếp hạng thứ hai sau Ấn Độ trong danh sách các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới", tờ báo viết. Có nhiều yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt so với các nước ASEAN khác. Đây là chiến lược đa dạng hoá, kể cả đa dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp và đa phương hóa thị trường xuất khẩu. Đây là dân số Việt Nam tăng nhanh với nguồn nhân lực trẻ tài năng. Đây là vị trí địa lý của Việt Nam cho phép phát triển thương mại đường biển với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Đây là chi phí vận hành tương đối thấp và lao động giá rẻ, đặc biệt khi so sánh với nước láng giềng khổng lồ phía Bắc. Vì thế Việt Nam là đất nước rất hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài. 

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Không ai có thể đuổi kịp Việt Nam!
Nhưng có một trở ngại lớn cản đường phát triển vũ bão của nền kinh tế Viết Nam. Đây là cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển chưa đầy đủ và chậm chạp, tờ Asia Times viết. Để xây dựng các đường cao tốc mới, các tuyến đường sắt và sân bay, theo ước tính của ADB, kể từ năm 2030 Việt Nam cần có 480 tỷ USD. Có chú ý đến khoản nợ công lớn, chính phủ Việt Nam sẽ vấp phải rủi ro nếu vay vốn khổng lồ cho các mục đích này. Việc già hóa dân số Việt Nam cũng là mối đe dọa lớn đối với quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tờ The Diplomat viết. Có những vấn đề chưa được giải quyết trong nền giáo dục đại học Việt Nam. Giáo dục đại học vẫn nặng về lý thuyết, ít thực hành,  Bloomberg viết. Tờ The Economist có bài viết với nội dung đáng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng đối với Việt Nam của tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tờ báo viết về những tổn hại gây ra cho môi trường, thủy sản và ngành du lịch do tai nạn tại nhà máy thép Formosa, viết về nước thải công nghiệp bị đổ vào các sông, hồ, về sương mù dày đặc ở Hà Nội, về sự gia tăng của bệnh ung thư vì bị ngộ độc chì chủ yếu từ đường nước uống có nhiễm chì. Mặc dù pháp luật Việt Nam trở nên "xanh" hơn, các nhà chức trách nên áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để bảo vệ môi trường, tờ báo ghi chú.

Ngành du lịch — một trong những động cơ chính của nền kinh tế Việt Nam. Truyền thông cho biết, người truy cập TripAdvisor Travel một trong những trang web du lịch phổ biến nhất đã nêu tên Hội An, Đà Lạt và Sapa là lựa chọn hay nhất cho kỳ nghỉ. Trang du lịch Mayo Advertiser cho rằng, Việt Nam với các điểm du lịch độc đáo như Vịnh Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng, là một nơi hoàn hảo dành cho tuần trăng mật không thể nào quên.  Nhưng, theo VnExpress quốc tế, nhà văn Canada Lewis Kelly kêu gọi tất cả nhanh chân đến Việt Nam khi đất nước chưa trở nên quá nổi tiếng, khi hàng triệu khách du lịch chưa làm ô nhiễm hoàn toàn thiên nhiên nơi đây, và khi Starbucks chưa kịp đẩy bật cafe Việt Nam truyền thống.  Tờ Corpus Christi Caller-Times cho rằng người Việt có thể dạy người Mỹ lòng trung thành với những giá trị truyền thống, các giá trị đạo đức, gia đình vững mạnh, các thực phẩm tự nhiên hữu ích cho sức khỏe. Tác giả viết: "Niềm hy vọng, sự kiên trì và sự chăm sóc lẫn nhau, phải làm thế  nào để những phẩm chất này quay trở lại cuộc sống của đất nước chúng ta".

TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM - Sputnik Việt Nam
Trở ngại chính cản đường phát triển vũ bão của Việt Nam

Năm 2017 là rất thành công đối với Việt Nam. Theo thông tin của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81%, vượt các dự báo và kế hoạch đề ra, là mức cao nhất trong 10 năm qua.  Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế hàng đầu trên thế giới, trong năm 2018 Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sẽ phát triển ngành sản xuất, và GDP của Việt Nam sẽ cao hơn mức trung bình ở châu Á.

Chúng tôi tin chắc rằng, các dự báo lạc quan sẽ trở thành hiện thực, có nghĩa là Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng. Xin nồng nhiệt chúc mừng độc giả Sputnik và các bạn Việt Nam nhân dịp Năm Mới dương lịch, chúc sức khỏe, hạnh phúc và phồn vinh!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала