Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh: Khi thuyền cùng lật và tội lỗi bị hé lộ

© Ảnh : Hoàng Hà/ZingÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi được ông Thăng cất nhắc đưa về Tổng công ty Xây lắp dầu khí, Trịnh Xuân Thanh đã để xảy ra nhiều sai phạm. Hành vi này chỉ bị lộ sau những lình xình từ vụ xe Lexus.

Tháng 6/2016, sau lình xình câu chuyện Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển xanh nhiều người mới biết đến cái tên Trịnh Xuân Thanh. Cũng kể từ đây, báo chí đã đề cập đến sai phạm nghiêm trọng của ông Thanh khi còn điều hành Tổng công ty Xây lắp dầu khí PVC.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Trời hay Người: Ai "giáng" ông Đinh La Thăng?

Cuộc trốn chạy hơn 300 ngày sau vụ xe Lexus

Văn phòng Trung ương Đảng sau đó có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra, kết luận nội dung báo chí nêu liên quan đến ông Thanh. Lập tức, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với các bộ ngành vào cuộc kiểm tra quy trình bổ nhiệm cũng như trách nhiệm của ông Thanh trong thời gian công tác ở ngành dầu khí.

Đầu tháng 9/2016, Ban bí thư quyết định khai trừ Đảng đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau đó ít ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với cựu Chủ tịch PVC về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Vì sao chỉ có Trịnh Xuân Thanh phải chịu hình phạt nghiêm khắc?
Sau gần một năm trốn truy nã, cuối tháng 7/2017, Bộ Công an cho biết Trịnh Xuân Thanh đã đầu thú.

"Quá trình trốn chạy, mình suy nghĩ không chín chắn nên đã quyết định đi trốn. Tôi nhận thức rằng mình phải về đối diện sự thật. Thứ hai là cần về gặp lại mọi người. Đặc biệt là báo cáo với lãnh đạo, mình đã nhận thức được khuyết điểm, xin lỗi", ông Thanh nói trong đoạn phỏng vấn phát trên VTV.

Đúng như lời ông Dương Thanh Biểu, nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao, việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã mở ra những cánh cửa để làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh. Trong vòng nửa năm, qua điều tra vụ án kinh tế xảy ra ở ngành dầu khí, Bộ Công an đã bắt hàng loạt cán bộ, cựu cán cao cấp của tập đoàn này, trong đó có cựu Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng.

6 năm ở PVC và khoản lỗ gần 3.300 tỷ

Trịnh Xuân Thanh sinh năm 1966 tại Đông Anh — huyện ngoại thành phía bắc Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, ông Thanh có thời gian sang Đức làm việc rồi hồi hương năm 1995, trước khi giữ chức Phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Detesco của Trung ương Đoàn.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Cú "sa bút" của ông Đinh La Thăng ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
Năm 2000 ông Thanh chuyển sang làm Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng, rồi lên chức Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc giai đoạn 2005 — 2007.

Cuối năm 2007, được ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí — PVN) cất nhắc, Trịnh Xuân Thanh về đầu quân tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) với vị trí Phó tổng giám đốc. Hai năm sau, ông Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT dù kết quả kinh doanh của PVC không khả quan.

Bước sang tuổi 52, ông Thanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Thời điểm đó, PVC phải trích lập dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư.

Thâu tóm hàng loạt gói thầu lớn do tập đoàn chỉ định không cần bảo lãnh thực hiện hợp đồng và tiền tạm ứng, PVC dưới sự điều hành của Trịnh Xuân Thanh đã tham gia tổng cộng 67 công trình giai đoạn 2008-2012. Theo cáo trạng, trong số 20 công trình tổng công ty này trực tiếp thi công, có đến 12 dự án mất cân đối dòng tiền.

PVC khi đó còn góp vốn đầu tư vào hàng chục công ty con và doanh nghiệp liên kết trong lĩnh vực xây lắp, bất động sản với số tiền vượt 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ. Do đầu tư dàn trải nhưng quản lý kém cộng thêm một số nguyên nhân khách quan khiến PVC thua lỗ hơn 1.800 tỷ đồng trong năm 2012.

Năm 2013, sau khi chia tay ngành dầu khí, Trịnh Xuân Thanh sang làm Phó chánh văn phòng Bộ Công thương rồi Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung. Thời điểm đó, PVC thua lỗ trầm trọng hơn, hàng loạt công ty thành viên cũng rơi vào tình trạng tương tự. Những người kế nhiệm ông Thanh chia sẻ khi họ tiếp cận cơ ngơi PVC (đơn vị có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng) chỉ còn vẻn vẹn 2,7 tỷ đồng khả dụng. Những gì người trong cuộc nhớ đến Trịnh Xuân Thanh khi ông ra đi là "di sản" lỗ lũy kế gần 3.300 tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng "ưu ái" Trịnh Xuân Thanh ra sao?

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Dấu vết Trịnh Xuân Thanh dưới thời ông Đinh La Thăng
Gần 2 năm sau khi chiêu mộ Trịnh Xuân Thanh về, ông Thăng tiếp tục đưa Vũ Đức Thuận — người bất ngờ bị bãi nhiệm chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà về làm Phó giám đốc, sau là Tổng giám đốc PVC.

Guồng máy lãnh đạo PVC với sự kết hợp của Thanh — Thuận vận hành chưa được một năm thì Tập đoàn Dầu khí có chủ trương tái cơ cấu. Theo chỉ đạo, PVC phải nhận lại các khoản đầu tư thua lỗ từ một số đơn vị thành viên trong bối cảnh tài chính PVC cũng đang mất cân đối.

PVN lúc đó đồng ý cho PVC thực hiện gói thầu EPC xây dựng nhà máy chính nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu khi chưa hoàn thiện thủ tục, đánh giá năng lực, kinh nghiệm.

© Ảnh : Adamo Studio/VietnamNetÔng Đinh La Thăng: Từ kỷ luật đến khởi tố hình sự
Ông Đinh La Thăng: Từ kỷ luật đến khởi tố hình sự - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng: Từ kỷ luật đến khởi tố hình sự

Sau đó 2 ngày, PVC đề nghị chủ đầu tư tạm ứng 72 triệu USD. Thấy PVPower hết vốn, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị thủ tục để PVN đứng ra làm chủ đầu tư, tạm ứng tiền cho công ty của Trịnh Xuân Thanh.

Phải đến tháng 10/2011, PVN và PVC mới hoàn tất thủ tục pháp lý, ký lại hợp đồng EPC nhưng trước đó nhiều tháng, Tập đoàn Dầu khí đã tạm ứng cho Tổng công ty Xây lắp dầu khí hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng.

Cáo trạng quy kết ông Đinh La Thăng chỉ định thầu và yêu cầu PVPower ký hợp đồng với PVC vi phạm các quy định pháp luật. Việc cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo cán bộ dưới quyền tạm ứng tiền cho công ty của Trịnh Xuân Thanh cũng vi phạm các quy định hiện hành.

Về phía Trịnh Xuân Thanh, nhận tiền tạm ứng đúng thời điểm công ty mất thanh khoản, bị can này và đồng phạm đã sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng để đầu tư vào dự án khác và trả nợ ngân hàng. Cuối năm 2012, PVC phải thu hồi các khoản chi sai mục đích. Cơ quan chức năng xác định sai phạm trong việc sử dụng tiền tạm ứng gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.

Chiêu lập hồ sơ khống đề tham ô tiền tỷ

Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận - 2 trong số hàng loạt cựu sếp PVC bị khởi tố. - Sputnik Việt Nam
Giàu như Trịnh Xuân Thanh: Tiêu Tết bằng...tiền tỷ
Tháng 7/2011, Phó tổng giám đốc PVC Nguyễn Anh Minh được giao phụ trách Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch. Thực hiện chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, ông Minh cùng 7 người khác lập khống hồ sơ thi công, quyết toán 4 hạng mục công trình phụ trợ tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Quảng Trạch 1 để rút tiền.

Cơ quan chức năng xác định số tiền tham ô sau đó được hợp thức hóa bởi khoản chi thi công hạng mục phụ trợ rồi chuyển đến Trịnh Xuân Thanh (4 tỷ), Nguyễn Anh Minh (1 tỷ) thông qua lái xe riêng…

Đáng chú ý, trước khi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận chuyển công tác năm 2013, 2 bị can này đã ký hợp thức một số thủ tục chưa hoàn thiện của các "hồ sơ ma". Theo Bộ luật hình sự năm 1999, số tiền tham ô từ 500 triệu đồng trở lên, Thanh và đồng phạm bị truy tố theo khoản 4 điều 278 Bộ luật hình sự với khung hình phạt lên tới tử hình.

Phiên tòa sẽ không có vành móng ngựa

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Điều đặc biệt trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng
Ngày 8/1 tới, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị can khác sẽ bị đưa ra xét xử về 2 tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận bị truy tố cả 2 tội trên.

Trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử, thẩm phán Trương Việt Toàn (Phó chánh tòa Hình sự TAND Hà Nội) cho biết tòa đã chuẩn bị kỹ cho phiên xử. Theo đó, phiên xét xử sẽ diễn ra tại hội trường với sức chứa cả trăm người.

Theo ông Toàn, đây là vụ án lớn, được dư luận quan tâm nên bản thân ông và HĐXX thấy trách nhiệm của mình rất lớn. Hiện mọi người tập trung cao độ để nghiên cứu hồ sơ vụ án.

© Ảnh : Việt Hùng/ZingÔng Trương Việt Toàn là một trong hai thẩm phán ngồi ở phiên xử Đinh La Thăng và các đồng phạm.
Ông Trương Việt Toàn là một trong hai thẩm phán ngồi ở phiên xử Đinh La Thăng và các đồng phạm. - Sputnik Việt Nam
Ông Trương Việt Toàn là một trong hai thẩm phán ngồi ở phiên xử Đinh La Thăng và các đồng phạm.

Cũng theo lời vị thẩm phán, phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới (có hiệu lực từ 1/1/2018). Đó là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng.

"Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo", thẩm phán Trương Việt Toàn nói đồng thời khẳng định HĐXX sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật.

"HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử. Phiên tòa này cũng không vành móng ngựa", thẩm phán Toàn chia sẻ.

Nguồn: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала