Việt Nam có thể nhận những tàu tuần tra nào năm 2018?

© Wikipedia / U.S. Navy / Kenneth Abbate / USS DeweyUSS Dewey (DDG-105)
USS Dewey (DDG-105) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong năm 2018, nhiều khả năng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiếp nhận một số tàu tuần tra cỡ lớn được đóng tại nước ngoài sau đây.

Ứng viên đầu tiên chính là tàu tuần tra cỡ lớn với lượng giãn nước 3.250 tấn USCGC Sherman (WHEC 720) thuộc lớp Hamilton, con tàu được đánh giá là phù hợp nhất đối với Cảnh sát biển Việt Nam do vị trí đóng quân ngay tại đảo Honolulu thuộc Quần đảo Hawaii, cùng vị trí với chiếc USCGC Morgenthau (WHEC 720).

USCGC Morgenthau (WHEC-722) - Sputnik Việt Nam
Báo Anh: Tàu tuần tra Mỹ chuyển giao cho Việt Nam có thể được lắp tên lửa

Ngoài Mỹ, một đối tác khác cũng có thể sẽ bàn giao cho chúng ta một tàu tuần tra cỡ lớn với lượng giãn nước trên 2.000 tấn ngay trong năm 2018 đó chính là Hàn Quốc khi trong khuôn khổ sự kiện đối ngoại chính sách quốc phòng Việt Nam — Hàn Quốc, phía bạn cho biết sẽ cân nhắc việc bàn giao cho Việt Nam tàu tuần tra đã qua sử dụng.

CC0 / Public domain / Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720
Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720 - Sputnik Việt Nam
Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720

Với đặc thù của nước bạn, tàu tuần tra sẽ được đưa ra khỏi biên chế rồi mang đi trao tặng sau khi trải qua quãng thời gian 30 năm phục vụ. Căn cứ vào điều kiện trên thì có một ứng viên tỏ ra rất phù hợp đó là chiếc KCG Jemin mang số hiệu 1501 có lượng giãn nước 2.200 tấn, nó đã làm nhiệm vụ từ năm 1988 và sẽ nghỉ hưu trong năm nay.

USCGC Sherman WHEC-720 - Sputnik Việt Nam
Mỹ có thể chuyển giao tiếp cho Việt Nam tàu nào?
Độ bền khung thân của tàu tuần tra do Hàn Quốc chế tạo được đánh giá khá tốt kể cả khi đã trải qua 30 năm phục vụ, chiếc CSB 8001 vốn là một con tàu thuộc lớp Sông Hàn do phía bạn bàn giao từ năm 2014 là một minh chứng rõ nét.

Ngoài tàu tuần tra cũ, một đối tác khác trong khu vực Đông Bắc Á là Nhật Bản đã cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trong chương trình hỗ trợ năng lực thực thi pháp luật trên biển thông qua việc đóng mới 6 tàu cho lực lượng Cảnh sát biển.

Theo những thông tin ban đầu, tàu tuần tra Nhật Bản đóng cho Việt Nam thuộc gói viện trợ 500 triệu USD chia cho cả chúng ta lẫn Philippines nhưng ước chừng giá trị tàu của Việt Nam sẽ vào khoảng 40 triệu USD.

© ẢnhMột chiếc tàu tuần tra hạng trung của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản
Một chiếc tàu tuần tra hạng trung của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Một chiếc tàu tuần tra hạng trung của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản

Dữ kiện trên cho thấy tàu tuần tra mà Nhật Bản đóng cho Việt Nam sẽ có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn và thời gian bàn giao trong 2 năm 2018 và 2019, vì vậy khả năng cực cao là từ giữa năm nay chúng ta sẽ nhận chiếc đầu tiên.

South Korean coast guard - Sputnik Việt Nam
Hàn Quốc có thể giao cho Việt Nam tàu cảnh sát biển nào?
Cuối cùng, Ba Lan và Việt Nam trong những ngày cuối năm 2017 đã ký hợp đồng thi công đóng mới cho lực lượng Cảnh sát biển 6 tàu tìm kiếm cứu hộ (SAR) cỡ lớn. Chương trình trên có tổng giá trị 200 triệu Euro (tương đương 235 triệu USD, tức là bình quân 40 triệu USD cho mỗi tàu).

Theo hợp đồng, Công ty Đóng tàu Remontowa ở Gdańsk sẽ chịu trách nhiệm thi công 2 tàu đầu tiên, trong khi 4 chiếc thuộc lô thứ hai sẽ được xây dựng tại Việt Nam, phía Ba Lan sẽ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cũng như cung cấp các trang thiết bị cần thiết.

© Ảnh : Báo Đất ViệtĐồ họa tàu tìm kiếm cứu hộ cỡ lớn Ba Lan sẽ đóng cho Việt Nam
Đồ họa tàu tìm kiếm cứu hộ cỡ lớn Ba Lan sẽ đóng cho Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đồ họa tàu tìm kiếm cứu hộ cỡ lớn Ba Lan sẽ đóng cho Việt Nam

Với năng lực của ngành đóng tàu Ba Lan, viễn cảnh phía bạn bàn giao cho chúng ta chiếc đầu tiên ngay cuối năm 2018 là rất sáng sủa.

Ngoài ra hạm đội tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục nhận thêm tàu tuần tra đa năng DN-2000 do các doanh nghiệp đóng tàu trong nước thi công đóng mới.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала