Trở thành nhạc sĩ sau 10 buổi học? Phương pháp cách mạng của nhà soạn nhạc người Nga

© Ảnh : Arseni TrofimArseni Trofim
Arseni Trofim - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bất cứ ai cũng có thể trở thành nhạc sĩ chỉ sau 10 buổi học. Đây là ý kiến của nhà soạn nhạc người Nga Arseny Trofim, người phát minh ra phương pháp cách mạng dạy piano, anh đã dạy học đánh đàn piano cho 150 người, trong đó có một người phụ nữ bị tật tay.

Phóng viên Sputnik ngồi bên nhạc cụ cùng với nhà soạn nhạc để thử nghiệm "phương pháp dạy học trực quan".

Ngay từ những buổi học đầu tiên với nhà soạn nhạc Arseny Trofim, người đã tổ chức nhiều buổi hòa nhạc ở hàng chục nước ngoài, học sinh bắt đầu chơi piano 4 tay cùng với thầy giáo, tức là 2 người cùng hòa tấu trên một cây đàn piano. Sau một vài bài học, học sinh đã sẵn sàng biểu diễn trước công chúng và sáng tác nhạc, mà theo trường phái truyền thống của Châu Âu học sinh có kỹ năng như vậy chỉ sau vài năm học tập chăm chỉ.

Lola Astanova - Sputnik Việt Nam
Có thể kết hợp nhạc cổ điển với trang phục lộng lẫy và vẻ ngoài gợi tình? (Ảnh, video)

Phóng viên Sputnik quyết định ngồi bên đàn piano cùng với nhạc sĩ trẻ, mà trong ba năm qua thầy giáo này đã dạy học chơi các nhạc cụ và sáng tác âm nhạc cho hơn 150 người với sự giúp đỡ của phương pháp "cách mạng" dạy học trực quan được áp dụng tại Trường nhạc của anh "Tôi có năng khiếu âm nhạc".

Arseny Trofim, người lớn lên trong khu định cư "đóng cửa" Iskateli của những người thăm dò địa chất ở phía bắc nước Nga, bắt đầu chơi đàn piano và sáng tác nhạc từ năm 7 tuổi. Khi đó anh đã tin chắc rằng, mọi người đều sáng tác nhạc giống như anh. Hóa ra điều đó không phải là như vậy, và Arseny bắt đầu suy nghĩ về phương pháp dạy nhạc cho những người lớn trong thời gian ngắn nhất có thể.

Chơi piano khi nắp dây đàn bị đóng là một sự tự lừa dối

Trước khi bạn làm quen với nhạc cụ này, bạn cần phải "mở" đàn piano, nên thấy các dây đàn, với đàn grand piano cũng vậy, — Arseny Trofim giải thích. Vì lý do này, cây đàn piano của Arseniy và các học sinh của anh có vẻ khác so với các nhạc cụ thông thường. Nhờ đó có thể tạo ra âm thanh phong phú của cây đàn piano, vốn thường ẩn mình trong các buổi học. Người ta thường làm như vậy để giảm âm thanh, nhưng trên thực tế điều đó không cho phép học sinh nhìn thấy vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của nhạc cụ.

Anh Arseny nói: "Chơi đàn piano khi nắp dây đàn bị đóng giống như nói chuyện qua mặt nạ hay đeo găng tay khi chơi guitar.

Solfeggio là giả khoa học?

Theo Arseniy Trofim, trường phái âm nhạc hiện đại của châu Âu được thành lập hơn 300 năm trước đây là "trường dạy biểu diễn", chứ không phải dạy soạn nhạc hoặc sáng tạo những thứ mới. Trường phái này dạy những khúc nhạc. Anh Arseny thừa nhận rằng, cần phải nắm vững kỹ thuật ngón piano, nhưng, anh giải thích thêm, âm nhạc thực sự không hạn chế bởi việc này.

Arseny khẳng định: " Tần số solfeggio chỉ là cách tập luyện về trí nhớ và thính giác, môn này không giúp hiểu được âm nhạc".

"Giảng dạy âm nhạc và đồng thời quả quyết rằng chỉ có hai giọng major (giọng trưởng) và minor (giọng thứ) — là một tội ác. Cũng giống như nói với một đứa trẻ rằng trong cuộc sống chỉ có hai cảm xúc — niềm vui và nỗi buồn".

Trong các bài học của mình (10 buổi học cho người mới bắt đầu và sau đó lớp học ở trình độ cao cấp) Arseny kết hợp phương pháp sáng tác và ứng tác, giúp học sinh học được những gì mà trường phái truyền thống cố tình bỏ quên.

Hãy thử chứng minh với tôi rằng bạn không có năng khiếu âm nhạc!

Ngày nay, người ta coi nghệ thuật âm nhạc là phức tạp và khó tiếp cận, thậm chí có quan điểm cho rằng, nghệ thuật này dành riêng cho giới thượng lưu. Nguyên nhân của điều đó là các giáo trình do Giáo hội Công giáo áp đặt, nhà soạn nhạc Nga nhận định.

"Có thể bắt đầu học piano ở bất kỳ độ tuổi nào. Những kinh nghiệm của tôi cho thấy rõ điều đó: tôi đã dạy chơi đàn piano một phụ nữ bị tật tay, và đã có một học sinh 67 tuổi. Sau đó, họ đã tham gia những buổi hòa nhạc nhỏ. Tôi đã nhận thức được rằng, bạn có thể chơi nhạc ngay cả bằng mũi của bạn. Quan điểm khác chỉ là cách suy nghĩ theo khuôn mẫu", — Arseny Trofim nói.

"Các dân tộc có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh (người Armenia, người Gruzia chẳng hạn) không bao giờ nghĩ đến việc tạo ra một trường phái và thiết lập các luật cho phép người khác chơi nhạc cụ hoặc dạy nhạc", —anh nói thêm.

Liệu trường phái truyền thống Châu Âu làm giảm số nhạc sĩ?

Theo Arseny Trofim, trong nhiều trường hợp người tốt nghiệp trường nhạc không bao giờ muốn ngồi bên cây đàn piano:

"Trường phái truyền thống phá hoại tính đơn giản của hiện tượng âm nhạc", —  Arseny giải thích. "Mặc dù vào cuối thế kỷ 19 các họa sĩ ấn tượng đã thực hiện bước đột phá, họ đã phát hiện ra rằng, âm nhạc là một cảm giác, sau đó người ta đã biến âm nhạc thành công nghệ mà ở đó mỗi bộ phận có tên gọi riêng".

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала