Trung Quốc "lo ngại" loạt tàu chiến mới của Việt Nam?

© Flickr / PROrulenumberone2USCGC Morgenthau (WHEC-722)
USCGC Morgenthau (WHEC-722) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trang Sina của Trung Quốc tỏ ra đặc biệt quan tâm tới việc Cảnh sát biển cũng như Hải quân Việt Nam được tăng cường thêm nhiều chiến hạm cỡ lớn.

Tờ báo Trung Quốc đã dẫn lại thông tin từ trang Naval Today cho biết, tàu tuần tra USCGC Sherman (WHEC 720) vừa hoàn thành chuyến hải trình cuối cùng kéo dài 76 ngày trên biển Bering, con tàu sẽ bị loại biên vào ngày 29/3/2018 tới sau 50 năm phục vụ.

Ka-28 - Sputnik Việt Nam
Ka-28 và tàu Petya Việt Nam phối hợp tác chiến săn ngầm

Tương tự như tàu USCGC Morgenthau, chiếc USCGC Sherman cũng sẽ được bàn giao lại cho Việt Nam theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa — EDA để gia nhập đội tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam.

Với 2 tàu tuần tra Hamilton, rõ ràng sức mạnh của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ gia tăng vượt bậc vì chúng đều có lượng giãn nước lớn, lên tới 3.250 tấn và khung thân vững chắc, hoạt động tin cậy và cực kỳ mạnh mẽ.

© Ảnh : VGPTàu USCGC Morgenthau lớp Hamilton được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại buổi lễ ở Hawaii sáng 25/5
Tàu USCGC Morgenthau lớp Hamilton được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại buổi lễ ở Hawaii sáng 25/5 - Sputnik Việt Nam
Tàu USCGC Morgenthau lớp Hamilton được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại buổi lễ ở Hawaii sáng 25/5

Trước đó vào hôm 24/1, Hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cuối cùng trong loạt 4 chiếc do Nga đóng theo đơn đặt hàng, con tàu đã được kéo khỏi tàu vận tải Rolldock Star quốc tịch Hà Lan và lai dắt an toàn vào  cảng Cam Ranh.

Được mệnh danh là 4 viên kim cương, chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam với kết cấu thân làm từ hợp kim nhôm — magie cùng lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar cho khả năng tàng hình tương đối khá.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Uy lực của tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam
Hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 rất toàn diện, bao gồm 8 tên lửa hành trình chống hạm 3M-24 Uran-E, tên lửa phòng không 9M311 Sosna-R, ngư lôi chống ngầm hạng nặng Type 53-65 cỡ 533 mm, pháo hạm AK-176M cỡ 76 mm và pháo phòng không bắn nhanh AK-630M cỡ 30 mm.

Sina bình luận thêm rằng theo bảng xếp hạng năm 2016 của Forbes thì Hải quân Việt Nam có trong tay 120 tàu mặt nước và tàu ngầm, tuy nhiên đa số sản xuất từ thời Liên Xô, cũ nhỏ và hỏa lực không đủ mạnh.

Mặc dù thời gian gần đây đã được tiến hành hiện đại hóa nhưng so với nhiều quốc gia trong khu vực thì Hải quân Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được ưu thế rõ rệt, các nước ASEAN khác có trong tay nhiều lớp chiến hạm rất mạnh như Formidable của Singapore hay DW-3000F của Thái Lan.

© Ảnh : Trọng ThiếtTàu 011 – Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh dự duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ và thăm Singapore
Tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh dự duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ và thăm Singapore - Sputnik Việt Nam
Tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh dự duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ và thăm Singapore

Để nhanh chóng nâng cao sức mạnh, Việt Nam sẽ cần thêm nhiều chiến hạm cỡ 2.000 tấn, Nga vẫn là đối tác truyền thống nhưng sự chậm trễ trong đóng mới tàu đã khiến Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới chiếc SIGMA của Hà Lan.

Phiên bản SIGMA 9814 thiết kế theo yêu cầu của Việt Nam có lượng giãn nước tương đồng với Gepard 3.9 nhưng được đánh giá cao hơn ở trang thiết bị điện tử và cả vũ khí tấn công cũng như phòng thủ. Đây sẽ là sự bổ sung đáng kể cho tiềm lực của Hải quân Việt Nam trong tương lai nếu hợp đồng mua sắm được ký kết.

Theo: Sina, Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала