Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh yêu cầu được công an bảo vệ tại tòa

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyHai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa
Hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tại các phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh còn có yêu cầu bảo vệ của cơ quan công an. Vì vậy, để bảo đảm an ninh trong phiên tòa, các cơ quan hỗ trợ tư pháp bố trí máy soi, cấm mang điện thoại.

Theo thông tin từ Tòa án nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình nhận định, việc cho phóng viên vào tác nghiệp tại các phiên tòa là bước tiến dân chủ. Tại các nước khác, như Mỹ, phải mô tả phiên tòa bằng tranh vẽ, không được chụp.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Chánh án TAND Tối Cao nói về phiên tòa xử ông Đinh La Thăng

Ngoài ra, phiên tòa này cũng áp dụng mô hình phòng xử mới (theo Thông tư 01) có khu vực dành riêng cho phóng viên. Theo thống kê, phiên tòa vừa rồi có hơn 80 cơ quan thông tấn báo chí đăng ký tham gia phiên tòa. TAND TP Hà Nội vừa rồi cho Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam vào phòng xử, còn lại bố trí một phòng khác truyền âm thanh, hình ảnh ra.

Ông Bình cho biết thêm, các vụ xét xử đại án vừa qua như Vụ án "Buôn lậu" và "Làm giả con dấu" xảy ra tại Công ty Cổ phần dược phẩm VN Pharma; vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; vụ án "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank); vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"… cũng áp dụng mô hình mới này.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Nóng: Ông Trịnh Xuân Thanh sẽ kháng cáo?
Mô hình mới này cũng có nhiều điểm, mà theo đánh giá của Chánh án TANDTC là tiến bộ hơn, như không hạn chế thời gian tranh tụng; thay đổi biện pháp ngăn chặn khi tạm giam đã quá dài hoặc không cần thiết; khởi tố, bắt tạm giam bị cáo khi đủ điều kiện hoặc có dấu hiệu lọt người, lọt tội; trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ; kiến nghị để khắc phục các sai sót cả về tố tụng và cả trong hoạt động quản lý kinh tế, quản lý cán bộ. Tiếp đến là hình phạt mà các tòa án áp dụng đối với các bị cáo bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa chung, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay và được dư luận đồng tình ủng hộ.

Ông Đinh La Thăng tươi cười rời toà sau ngày xét xử thứ 4 - Sputnik Việt Nam
"Thuận thì sống, chống thì chết": Nụ cười và giọt nước mắt của ông Đinh La Thăng
Đồng thời, nhiều quy định mới cả về nội dung và hình thức như: Quy định về kiểm sát viên kiểm sát điều tra sẽ giữ quyền công tố tại phiên tòa; triệu tập cán bộ điều tra tới tòa án; áp dụng mô hình phòng xét xử mới cũng như các nguyên tắc tố tụng tiến bộ được pháp luật ghi nhận và được thể hiện ngay qua các phiên tòa xét xử các đại án…

Việc áp dụng trang phục (áo choàng) cho các thẩm phán và mô hình phòng xét xử mới đã cơ bản được áp dụng rộng khắp. Cụ thể, về phòng xét xử, tại các phiên tòa đã bỏ vành móng ngựa và thay vào đó là bục khai báo; chỗ ngồi của kiểm sát viên, luật sư ngang bằng nhau và ngồi trước Hội đồng xét xử; có sự ngăn cách giữa những người tham dự phiên tòa với những người tham gia tố tụng…

Về đổi mới trong nội dung thì hoạt động xét xử lấy tranh tụng tại phiên tòa làm trọng tâm, không giới hạn thời gian tranh tụng. Thực hiện các bộ luật mới hiện nay, tòa án đã triệu tập cả điều tra viên khi cần thiết và tới đây có thể là kiểm sát viên cũng như thẩm phán…

Được biết, từ 1/10/2016 đến 30/9/2017, các tòa án đã giải quyết được 438.625 vụ việc, trong tổng số 491.384 vụ việc đã thụ lý, đạt tỉ lệ 89,3%. Số vụ việc hiện đang tạm đình chỉ giải quyết là 9.622 vụ, số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời hạn luật định và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.

Nguồn: Viettimes

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала