Phương Tây mất niềm tin vào chính dự án của họ ở Campuchia

© AFP 2023 / Tang Chhin SothyCampuchia
Campuchia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm nay tròn 25 năm ngày LHQ hoàn thành hoạt động để chấm dứt xung đột vũ trang ở Campuchia.

Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn giúp Campuchia phát triển quốc phòng
Tháng 9 năm 1993, chế độ quân chủ được khôi phục tại đất nước này, Quốc hội được bầu thông qua các cuộc tổng tuyển cử, Chính phủ được thành lập, bao gồm đại diện của các đảng phái  trước đây từng thù hận lẫn nhau. Tốn rất nhiều công sức và tiền bạc (hàng tỷ đô la!) để đạt được hòa bình ở Campuchia, Hoa Kỳ và Tây Âu tin rằng họ đã đạt được mục đích chính: họ hướng dẫn, chỉ đạo đất nước châu Á này phát triển theo con đường dân chủ tự do. Trong những năm đầu, một cái gì đó tương tự có thể nhận thấy ở Campuchia — tập trung hội họp trong một chính phủ có cả những người Cộng sản và thành viên Hoàng gia, và cả những người ủng hộ các giá trị chính trị phương Tây cũng có mặt.

Xe tăng T-55 - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tặng ồ ạt hàng trăm xe tăng và thiết giáp cho Campuchia
Nhưng dần dần, quyền lực ngày càng tập trung vào tay Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia do ông đứng đầu. Đảng đã loại bỏ khỏi chương trình những  tài liệu đề cập đến chủ nghĩa Mác-Lê-nin, nhưng từ việc đó đảng đã không trở thành tư sản. Hơn nữa, phe đối lập ủng hộ phương Tây, đặc biệt là đảng Sam Rensi, đã bị Hun Sen phân tán, ông cũng đã thực hiện một số bước hạn chế  hoạt động của những người đại diện Hoa Kỳ trên lãnh thổ Campuchia.

Tất cả điều này gây ra nỗi phiền muộn đối với giới chuyên gia phương Tây. Gần đây, tạp chí Southeast Asia Globe đã công bố một bài báo của Paul Millar, trong đó tác giả phàn nàn rằng:  tại Campuchia " niềm hy vọng về dân chủ đã tắt ngấm".

Đối với vấn đề: liệu dân chủ có tồn tại ở một nước hay  nước khác, luôn luôn khó có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Anh và Israel liệu có được coi là các nước dân chủ hay không trong khi hai quốc gia này không có hiến pháp? Liệu Hoa Kỳ có thể được coi là  một quốc gia dân chủ nếu tổng thống ở nước này được bầu gián tiếp? Phương Tây liên tục lên án các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Nam Á vi phạm nhân quyền, có nghĩa là các chế độ tồn tại ở những nước này không đủ dân chủ.

Thiếu nữ Campuchia tặng hoa tiễn các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam về nước - Sputnik Việt Nam
Quân tình nguyện Việt Nam 39 năm giải phóng Campuchia: Nhắc nhớ để đừng quên
Tuy nhiên, có ý nghĩ rằng dường như các tác giả phương Tây đã tấn công chính quyền Campuchia rất nhiều không phải vì Campuchia không thỏa mãn hy vọng của họ với thắng lợi của nền dân chủ tự do trong một quốc gia khác nữa. Mà bởi vì ngày nay Phnom Penh, không còn nghi ngờ gì, đã đứng vào vị trí đằng sau Bắc Kinh, chọn Trung Quốc với tư cách quốc gia bảo trợ chính trị và kinh tế cho họ.

Đây có phải là một thất bại của phương Tây không? Nếu xét từ quan điểm của trạng thái đối đầu một khối hoặc đối đầu nền văn minh, thì có thể nói như vậy. Nhưng tốt hơn hết, cần xem xét vấn đề này từ quan điểm lợi ích thiết yếu của người dân Campuchia. Theo quyền lợi của nhân dân Campuchia, thì không phải các giá trị trừu tượng của nền dân chủ tự do, mà chính là sự phát triển kinh tế tiến bộ, điều mà Trung Quốc, Việt Nam và các nước láng giềng khác trong khu vực có thể giúp họ được nhiều nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала