Nói lời sau cùng: Trịnh Xuân Thanh vẫn mong được sang Đức và ‘chết trong vòng tay vợ con’

© Ảnh : NGUYỄN KHÁNH/Tuổi TrẻBị cáo Trịnh Xuân Thanh sau khi kết thúc phiên tòa ngày 8-1
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh sau khi kết thúc phiên tòa ngày 8-1 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong phiên xử sáng nay, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nêu lại nguyện vọng được gặp vợ con mình đang ở Đức và nói: “Nếu bị cáo có chết thì muốn chết trong vòng tay vợ con”

Ngày 3/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Cty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí (PVP Land). Tại tòa, đại diện VKSND tiếp tục đối đáp với quan điểm bào chữa của các luật sư.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh phải xấu hổ trước xã hội

Trịnh Xuân Thanh xấu hổ vì phải ra tòa

Theo kiểm sát viên, các luật sư đã tổng hợp, đối đáp đầy đủ còn quyền nhận định thuộc về HĐXX. Phía đại diện VKSND giữ nguyên các quan điểm của mình, khẳng định việc truy tố Trịnh Xuân Thanh — nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và các đồng phạm là đúng người, đúng tội.

Quá trình điều tra, Trịnh Xuân Thanh khai báo gian dối, không thành khẩn. Về số tiền 14 tỷ đồng bị cáo Thanh nhận, theo lời khai của Thái Kiều Hương — nguyên Phó TGĐ Cty CP đầu tư Vietsan, ông Thanh khi trả lại tiền đã dặn Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) nói với Hương coi như dòng tiền chỉ đến Hương và được hợp pháp hóa thành tiền mua cổ phần.

Kiểm sát viên cho rằng, bị cáo Thanh xấu hổ với gia đình, xã hội vì từng là lãnh đạo Cty xây lắp lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang nhưng hôm nay ra tòa vì tham nhũng.

"Tôi đề nghị HĐXX đưa ra bản án nghiêm minh với bị cáo Thanh" — người giữ quyền công tố nói.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Vì sao sau 7 năm Việt Nam mới khởi tố Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng?
Đối đáp lại, Trịnh Xuân Thanh bác bỏ quan điểm của kiểm sát viên, nói nhiều dẫn chứng của bên truy tố không đúng lời khai của mình.

Ông Đinh Mạnh Thắng xin mức án nhẹ nhất

Sau đó, HĐXX thông báo kết thúc phần tranh luận, trước khi bước sang nghị án, các bị cáo được quyền nói lời sau cùng.

Bị cáo Đào Duy Phong cho rằng mình phạm tội vì bị ép buộc, đã nhận tội và khai báo chính xác, gia đình đã khắc phục vượt hậu quả mình gây ra trong vụ án nên mong HĐXX không so sánh mình với các bị cáo khác không nhận tội. Ông Phong cũng cho biết mình có bố hoạt động cách mạng trước năm 1945, có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc. Bản thân ông Phong cũng có nhiều thành tích trong lao động sản xuất, phạm tội lần đầu và đã nhận thức được sai phạm, ăn năn hối cải nên mong tòa cho mình hưởng mức khoan hồng cao nhất.

Đến lượt mình, bị cáo Đinh Mạnh Thắng nói đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình và trong suốt quá trình điều tra, xét xử đã thành khẩn khai báo hết tình tiết liên quan vụ án. Ông Thắng cũng khẳng định:

"Bị cáo tham gia vụ án trong ý thức vô tình, không chủ ý và thực sự không biết việc mua bán cổ phần. Bị cáo cũng mong tòa căn cứ những điều kiện và tình tiết giảm nhẹ để xem xét, phán xử một cách công tâm, thấu tình đạt lý và cho bị cáo mức án thấp nhất để bị cáo về với gia đình, xã hội".

Đến lượt mình, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết trong thời gian ở trại B14, có những ngày đã không ngủ vì nhớ vợ con, bạn bè nhưng sau đó được quản giáo, giám thị động viên. Ông Thanh nói nhận được thông tin gia đình, bạn bè vẫn ủng hộ và tin tưởng ông.

"Bị cáo vẫn tin tưởng vào cuộc sống, xã hội và HĐXX. Bị cáo muốn nói tình cảm, cám ơn tất cả những người thân, những người bạn mới, luật sư, công an đã dẫn bị cáo đi xét xử… Kính mong chủ tọa, HĐXX xem xét kỹ cho bị cáo, bị cáo tin tưởng rằng HĐXX có tình cảm để cho bị cáo tránh được mức án quá nặng và oan sai…". Trịnh Xuân Thanh cũng nêu lại nguyện vọng được gặp vợ con mình đang ở Đức và nói: "Nếu bị cáo có chết thì muốn chết trong vòng tay vợ con".

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh cáo buộc Viện Kiểm soát "đổi trắng thay đen"?
Sau khi các bị cáo trình bày xong, chủ tọa tuyên bố bước vào nghị án và tuyên án vào 9h sáng 5/2.

Theo cáo trạng, PVP Land là 1 trong 5 cổ đông của Cty Xuyên Thái Bình Dương — đơn vị sở hữu đất tại dự án Nam Đàn Plaza (Hà Nội). Trong đó, PVP Land sở hữu hơn 50% diện tích đất. Năm 2010, bị cáo Lê Hòa Bình — nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP xây dựng và dịch vụ 1/5, Cty CP Minh Ngân mua lại toàn bộ cổ phần của Xuyên Thái Bình Dương ứng với toàn bộ đất tại Nam Đàn Plaza. Tuy nhiên, PVC có vốn tại PVP Land nên để PVP Land bán đất cần có sự đồng ý của Trịnh Xuân Thanh.

Vì vậy, Thái Kiều Hương — nguyên Phó TGĐ Cty CP đầu tư Vietsan (1 trong 5 cổ đông của Xuyên Thái Bình Dương) đã nhờ Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) tác động tới Trịnh Xuân Thanh cho PVP Land bán đất.  Sau đó, Trịnh Xuân Thanh đồng ý và PVP Land đã bán đất tại Nam Đàn Plaza với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá thực tế là 52 triệu đồng/m2. Số tiền chênh lệch, các bị cáo chia nhau chiếm đoạt trong đó Trịnh Xuân Thanh chiếm 14 tỷ đồng; Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng; Đào Duy Phong- nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land nhận 10 tỷ đồng…

Nguồn: Tiền Phong

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала