Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc lo lắng "xuất chiêu" ứng phó khi Mỹ "chọn" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông

© AP Photo / Mark SchiefelbeinĐội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ở Trung Quốc
Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc viện trợ 100 xe tăng, xe bọc thép cho Campuchia là nước cờ phản ứng nhằm tới cả Hoa Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, cho thấy rõ sức mạnh "mềm".

Vào dịp cuối năm 2017, đã có không ít những nhận xét, đánh giá và dự đoán về tình hình Biển Đông sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2018. 

tàu chiến Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Hạm đội Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa đe dọa những ai?

Mặc dù, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận, phân tích, mổ xẻ thông tin dựa trên nhiều sự kiện có liên quan đến tình hình Biển Đông, nhưng về cơ bản dư luận đều có chung một nhận định:

Tình hình Biển Đông trong năm 2018 sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của cuộc cạnh tranh địa- chính trị giữa các siêu cường, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tập trung chủ yếu là ở khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông. 

Đây là một dự báo đã được kiểm chứng trong lịch sử cũng như hiện tại, qua những gì đã diễn ra dù chỉ trong vòng chưa đầy 3 thánh đầu năm 2018. 

Còn từ phía Hoa Kỳ, ngày 19/1/2018 tướng James Mattis — Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược quốc phòng Mỹ chỉ vài ngày trước chuyến công du Indonesia và Việt Nam.

Như vậy là sau đúng 1 năm kể từ khi tỉ phú Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh của Mỹ mới được định hình. 

Tàu ngầm HMS Astute lớp Astute của Hải quân Anh - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc răn đe: Hải quân Anh "cần hành xử nhã nhặn" trên Biển Đông!
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy, cứ bốn năm một lần chính quyền Mỹ xem xét lại chính sách quốc phòng.

Định hướng mới của chính sách quốc phòng dưới thời Tổng thống Donald Trump là "cạnh tranh, răn đe, và chiến thắng" (compete, deter, and win). 

Với ngôn ngữ sắc gọn và thẳng thừng (pithy and blunt), chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ đặt trọng tâm phải ưu tiên chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trước mắt, tăng cường hoạch định chiến lược và hợp đồng tác chiến với đồng minh và đối tác. 

Hoa Kỳ chuyển hướng bố trí lực lượng để tập trung đánh thắng "một cường quốc lớn", phù hợp với trọng tâm chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.

Chiến lược quốc phòng mới dựa trên mô hình tác chiến toàn cầu để có thể "tiêu diệt, cơ động, và dẻo dai"

Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ năm  xác định 5 thách thức lớn nhất đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ là:

Máy bay vận tải quân sự Y-9 của Trung Quốc diễn tập thả hàng ở Biển Đông đầu tháng 12 - Sputnik Việt Nam
Đừng tin vào lời hứa của Bắc Kinh: Pháo đài Trung Quốc đã sừng sững ở Biển Đông
(1) Trung Quốc, (2) Nga, (3) Bắc Triều Tiên, (4) Iran, (5) khủng bố, nhưng Mỹ sẽ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu là hai khu vực được ưu tiên cao nhất, trong khi khoanh lại những bất ổn tại Trung Đông. 

Trong khi Mỹ dự kiến sẽ cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc và Nga, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như Châu Âu, có lẽ Trung Quốc mới là đối thủ số một mà Mỹ phải đối phó trong bàn cờ chiến lược mới, nhằm bảo vệ nước Mỹ và để cạnh tranh tại các "vùng xám". [1] 

Mới nhất, Lầu Năm Góc vừa "lộ" thông tin cân nhắc rút lực lượng thủy quân lục chiến từ Trung Đông về bố trí tại Đông Á để tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

© AP Photo / Andrew HarnikĐại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis

Như vậy có thể thấy, nếu như Barack Obama nói nhiều về "xoay trục" sang châu Á — Thái Bình Dương, thì Donald Trump thực sự đang "làm nhiều" để thực hiện việc xoay trục ấy.

Tuy nhiên nguồn lực, đòn bẩy nào thực hiện các chính sách này và khả năng thành công đến đâu, chúng tôi xin phân tích trong bài viết tới.

Việt Nam, Indonesia trở thành tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn  

Nếu như ngày 19/1 chiến lược quốc phòng mới của Mỹ mới được công bố và định hình trong mắt dư luận, thì từ 21 đến 23/1 ông James Mattis thăm Indonesia, từ 24-25/1 thăm chính thức Việt Nam.

Tại Indonesia, tướng James Mattis đã chính thức thừa nhận, ủng hộ tên gọi Biển Bắc Natuna.

Tên gọi này được quốc gia vạn đảo đặt cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo Natuna, phía Nam Biển Đông, nhằm trực tiếp bác bỏ cái gọi là "vùng chồng lấn" do đường lưỡi bò Trung Quốc trực tiếp tạo ra.

Mỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh vượt trội về hải quân và duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thẳng thắn "nói chuyện" Biển Đông với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói:

"Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là một thế giới mà chúng tôi giải quyết các vấn đề mà không làm mất lòng tin, chúng tôi không quân sự hóa các cấu trúc địa lý ở giữa vùng biển quốc tế, chúng tôi không xâm lược các nước khác như trong trường hợp Crimea."

Joseph Felter, một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề khu vực đã mô tả cam kết của Mỹ như là một cuộc đánh cược chống lại (các hành vi hung hăng và yêu sách quá đáng của)Trung Quốc.

Tuy nhiên điều đáng nói nhất là ông Joseph Felter thừa nhận, Hoa Kỳ hiện vẫn thiếu những chuẩn bị và bước đi cụ thể để triển khai điều này. [2]

Sang thăm chính thức Việt Nam từ 24 đến 25/1, Bộ trưởng James Mattis thông báo tháng 3/2018 tàu sân bay 

© REUTERS / U.S. Navy/Mass Communication Specialist 2nd Class Z.A. LandersHai tàu sân bay của Mỹ "Carl Vinson" và "Ronald Reagan" trong cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản
Hai tàu sân bay của Mỹ  Carl Vinson và Ronald Reagan trong  cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Hai tàu sân bay của Mỹ "Carl Vinson" và "Ronald Reagan" trong cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản
 sẽ đến thăm Đà Nẵng, hai bên cũng trao đổi xung quanh chủ đề bảo vệ an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

 

Việc lựa chọn Indonesia và Việt Nam làm điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á ngay sau khi công bố chiến lược quốc phòng mới cho thấy, Mỹ nghiên cứu rất kỹ và đánh giá cao khả năng hợp tác với 2 quốc gia này trên Biển Đông, bên cạnh đối tác truyền thống Singapore.

Trước chuyến thăm, trước khi công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 17/1 Mỹ đã cho tàu khu trục USS Hopper tiến hành một hoạt động đi qua vô hại bên trong 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough.

Có thể đây là một cử chỉ như muốn tạo niềm tin cho các nước trong khu vực về cam kết của Mỹ về tự do hàng hải Biển Đông.

Trung Quốc xuất chiêu

Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Học giả Tàu: Mỹ dùng Việt Nam để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Và nếu quý bạn đọc để ý, Trung Quốc đã lập tức đi một nước cờ chiến lược ngay sau những động thái này:

Viện trợ cho Campuchia 100 xe tăng, xe bọc thép, cam kết cung cấp các khoản đầu tư và cho vay tài chính hậu hĩnh khác.

Chúng tôi cho rằng, động thái này không còn đơn thuần là hợp tác song phương giữa 2 quốc gia này, mà là một nước cờ được tính toán kĩ, một mũi tên nhằm đến 3 đích:

Một là lôi kéo Campuchia ngày càng sâu vào vòng tay Trung Quốc, tách hẳn ảnh hưởng của Hoa Kỳ; 

Cực hiếm khoảnh khắc tên lửa P-35B Việt Nam “cất cánh” - Sputnik Việt Nam
Báo TQ phải thừa nhận "vũ khí giúp Việt Nam khống chế được gần như toàn bộ biển Đông"
Hai là ứng phó với chuyến đi của ông James Mattis đến Indonesia, Việt Nam sau khi có chiến lược quốc phòng mới.

Mục tiêu này nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ trong ASEAN thông qua các quốc gia thành viên thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông bằng "nguyên tắc đồng thuận";

Ba là, cho New Delhi hiểu rằng, những cử chỉ thân thiện Ấn Độ vừa hướng tới Campuchia để phục vụ chính sách hướng Đông của Thủ tướng Narendra Modi nhằm phối hợp chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương tự do và mở cửa Mỹ mới khởi xướng, sẽ không dễ thực hiện.

Cuối cùng chúng tôi xin lưu ý rằng, có thể xem động thái này như một "lời nhắc nhở" của Trung Quốc đối với chúng ta về cái họ lo ngại rằng "Việt Nam theo Mỹ" để chống lại họ, cho dù chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được công bố rõ ràng, minh bạch từ lâu.

© ẢnhĐảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Việc Trung Quốc tác động đến biên giới Tây Nam của chúng ta không phải chưa từng xảy ra. Một khi phía Đông căng thẳng, họ có thể đẩy chúng ta vào thế "lưỡng đầu thọ địch".

Đây là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý để có những ứng xử phù hợp, tránh bị đẩy vào thế kẹt.

Trung Quốc rất giỏi trong việc này, và đặc biệt tiềm lực kinh tế của họ lúc này rất dồi dào để có thể "quyến rũ" một số quốc gia Đông Nam Á.

Đây sẽ là khó khăn không nhỏ đối với Hoa Kỳ, và do đó sức kéo từ 2 cường quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực về phía mình trong năm Mậu Tuất sẽ mạnh hơn khá nhiều so với năm Đinh Dậu.

Nhưng thực chất Mỹ và Trung Quốc sẽ làm gì trong khu vực, trên Biển Đông trong năm tới, chúng tôi xin phân tích ở bài viết tiếp theo để hầu bạn đọc ngày đầu xuân Mậu Tuất.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://caphethubay.net/tac-gia/cau-chuyen-dau-nam-nhin-lai-ban-co-viet-my.html

[2]https://www.washingtonpost.com/news/checkpoint/wp/2018/01/23/secretary-mattis-seeks-ties-with-once-brutal-indonesia-special-forces-unit-with-an-eye-on-china/?utm_term=.62e1b5360b55

Nguồn: GDVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала