Lần đầu tiên xe tăng Việt Nam xung trận trong chiến dịch Mậu Thân 1968

© Flickr / manhhaiXe tăng Liên Xô T-54 tại Việt Nam, tháng 4 năm 1972
Xe tăng Liên Xô T-54 tại Việt Nam, tháng 4 năm 1972 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thắng lợi trận đầu của bộ đội xe tăng là một sự kiện lịch sử làm nức lòng quân dân cả nước, kẻ thù bàng hoàng khiếp sợ.

Nhân kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Đại tá Đặng Việt Thủy tiếp tục gửi đến quý độc giả bài viết về việc lần đầu tiên bộ đội tăng thiết giáp xuất trận tham gia chiến dịch lớn và lập nhiều thành tích đáng nể.

Bộ đội Việt Nam trên những chiếc bè tự tạo ở đường bờ biển tỉnh Nam Hà, năm 1972 - Sputnik Việt Nam
Bộ đội đặc công, biệt động Việt Nam trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Cách đây vừa tròn 50 năm, tháng 2 năm 1968, bộ đội tăng thiết giáp sau gần 10 năm thành lập (5/10/1959) lần đầu tiên xuất trận tham gia chiến dịch lớn trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Thắng lợi trận đầu của bộ đội xe tăng là một sự kiện lịch sử làm nức lòng quân dân cả nước, kẻ thù bàng hoàng khiếp sợ.

Đó là trận Làng Vây trong chiến dịch Đường 9 — Khe Sanh. Cứ điểm Làng Vây thuộc "Vùng 1 chiến thuật" của địch nằm ở tây bắc tỉnh Quảng Trị trên địa hình rừng núi hiểm trở, cách khu phi quân sự phía nam khoảng 35km, cách sông Sê Pôn khoảng 1,5km và nằm trên trục đường 9 từ Đông Hà đi Lao Bảo sang đất bạn Lào.

Làng Vây là cụm cứ điểm phòng ngự của một tiểu đoàn biệt kích thám báo quân đội Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy.

Căn cứ Làng Vây được bảo vệ bằng sáu lớp rào kẽm gai kiên cố.

Lính Mỹ cứu giúp nhau khi bị thương - Sputnik Việt Nam
Trận Làng Vây: Vì sao lính Mỹ dám gọi pháo binh, máy bay tự giội lửa xuống đầu mình?
Vào thời điểm bắt đầu trận đánh, nếu kể cả bọn tàn quân ở Tà Mây bỏ chạy về trong trận đánh trước thì tổng số lực lượng địch lên tới khoảng 1.000 tên.

Lực lượng ta đánh Làng Vây có bộ binh, đặc công, xe tăng, pháo binh đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Sư đoàn 304, gồm:

Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 101D được tăng cường đại đội đặc công Quân khu 4, đại đội đặc công Sư đoàn 325C…

Lực lượng xe tăng tham gia gồm hai đại đội 3 và 9 của Tiểu đoàn xe tăng 198 (Trung đoàn 203 Thiết giáp), tất cả có 16 xe tăng lội nước PT-76.

Việc lần đầu tiên đưa xe tăng vào tác chiến trên địa hình rừng núi là một kỳ công của Binh chủng.

Tiểu đoàn 198 (thiếu một đại đội) xuất phát từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày 15 tháng 10 năm 1967, hành quân vào Nam theo đường Hồ Chí Minh.

Qua 50 ngày đêm hành quân, chủ yếu là di chuyển ban đêm, tiểu đoàn đã đi vòng vèo qua hơn 1.000km, qua 5 con sông lớn, lội 250 ngầm, từng bị không quân Mỹ đánh vào đội hình 15 lần.

© Ảnh : Ảnh tư liệu/ cpv.org.vnBộ đội Tăng thiết giáp quyết tâm lên đường vào Nam chiến đấu vì đồng bào Miền Nam ruột thịt.
Bộ đội Tăng thiết giáp quyết tâm lên đường vào Nam chiến đấu vì đồng bào Miền Nam ruột thịt. - Sputnik Việt Nam
Bộ đội Tăng thiết giáp quyết tâm lên đường vào Nam chiến đấu vì đồng bào Miền Nam ruột thịt.

Đến cuối tháng 11, toàn bộ đội hình của tiểu đoàn đã vào đến vị trí tập kết ở Nậm Khang, phía nam đèo Văng Mu, nằm trên trục Đường 128, cách cứ điểm Huội San của quân ngụy Lào khoảng 70km về phía tây.

Tập kích Sơn Tây: Chiến dịch huy động 10.000 lính của Mỹ đã thất bại như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tập kích Sơn Tây: Thảm bại của 10.000 lính Mỹ ở miền Bắc Việt Nam
Trước khi đánh trận Làng Vây, ngày 23 tháng 1 năm 1968, bộ đội xe tăng từng sử dụng 11 chiếc yểm trợ cho Trung đoàn bộ binh 24 (thuộc Sư đoàn 304) tấn công Huội San, mà mục tiêu chủ yếu là cứ điểm Tà Mây, nhưng do điều kiện địa hình phức tạp và tình trạng kỹ thuật của xe, chỉ có 2 trong số 11 xe của Đại đội 3 đột phá được vào trung tâm cứ điểm Tà Mây.

Đúng 17 giờ ngày 6 tháng 2 năm 1968, trận tiến công cứ điểm Làng Vây bắt đầu.

Trong tiếng súng nổ của pháo binh Trung đoàn 45 bắn chế áp địch, xe tăng ta vượt sông Sê Pôn và vượt ngầm Bi Hiên tiến vào tuyến triển khai, dùng hỏa lực tiêu diệt các lô cốt tiền duyên, yểm hộ cho bộ binh mở cửa.

Pháo binh Mỹ ở Tà Cơn và bọn địch trong căn cứ Làng Vây bắn mạnh ra cả hai hướng tây và nam. Máy bay địch cũng ào tới đánh phá và thả đèn sáng rực cả một vùng.

Lúc 23 giờ 15 phút, pháo ta bắn dồn dập đợt 2. Trên hướng nam, phân đội mở đường dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 3, tiến lên dùng bộc phá phá rào mở đường vào căn cứ địch.

Lúc 23 giờ 25 phút, cửa được mở thông, hiệu lệnh xung phong phát ra, đại đội 9 bộ binh phối hợp với xe tăng 573 và 565 tiến vào đánh khu vực đầu cầu.

Địch phản ứng quyết liệt. Đại đội 9 bị thương vong một số, hai xe tăng 573 và 565 đều bị trúng đạn, song chiến sĩ ta vẫn anh dũng tiếp tục nổ súng diệt lô cốt hỏa điểm địch, yểm hộ đắc lực cho bộ binh phát triển.

Các chiến sĩ Tiểu đoàn 3 cùng bộ đội đặc công, xe tăng dồn dập vượt sông qua cửa mở đánh sâu vào căn cứ.

Các mũi tiến công của ta nhịp nhàng ăn khớp. Tiếng nổ của bộc phá, lựu đạn, đạn pháo, tiếng gầm rú của xe tăng rung chuyển cả một vùng núi tây nam thung lũng Khe Sanh làm cho địch hoang mang lo sợ, hết sức bất ngờ.

Sự xuất hiện của xe tăng ta trên chiến trường càng làm cho địch hoảng hốt.

Trận đánh kéo dài từ 23 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2 đến 3 giờ ngày 7 tháng 2 năm 1968, được xe tăng trực tiếp chi viện, các chiến sĩ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 101D và bộ đội đặc công liên tục đột phá thắng lợi, tiêu diệt gọn các đại đội biệt kích 101 và 104; đánh vào trung tâm diệt sở chỉ huy địch.

Máy bay F-105 mang tên lửa chống radar Sơrai (AGM-45 Shrike). - Sputnik Việt Nam
Không phải Shrike, đây mới là tên lửa chống radar nguy hiểm nhất chiến tranh Việt Nam
Cũng thời gian đó, trên hướng tây, Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 24, Sư đoàn 304) cùng xe tăng đã mở cửa thắng lợi đánh vào các điểm cao 230, 320, diệt gọn các đai đội biệt kích 102, 103, sau đó tiến vào hiệp đồng với Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 101 tiêu diệt sở chỉ huy địch ở trung tâm căn cứ.

Đến 3 giờ sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968, căn cứ Làng Vây về cơ bản bị tiêu diệt, còn khoảng 30 tên địch rút xuống hầm ngầm, đến 10 giờ sáng cùng ngày, ta phá sập hầm và bắt gọn.

Trận tiến công căn cứ Làng Vây bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng thắng lợi giòn giã.

Đây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng, mở đầu cho truyền thống vinh quang của bộ đội tăng — thiết giáp: "Đã ra quân là đánh thắng".

Ngay sau chiến thắng, Bộ Tổng tư lệnh đã gửi điện khen. Trong bức điện có đoạn viết:

"… Bộ Tổng tư lệnh nhiệt liệt biểu dương các đồng chí đã đánh thắng trận đầu oanh liệt, góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của bộ đội thiết giáp nhân dân Việt Nam nói riêng và lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung:

"Hễ ra quân là đánh thắng, đã nổ súng là tiêu diệt địch giòn giã".

Tài liệu tham khảo:

— Bộ Quốc phòng — Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội — 2008.

— "Những điều ít biết về Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" (Hỏi và đáp), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội — 2010.

Đại tá ĐẶNG VIỆT THỦY

Nguồn: Giáo Dục Việt Nam

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала