Tin vui từ SIPRI: Việt Nam nhận nhiều vũ khí mới trong năm 2017

© Ảnh : Defence BlogIsraeli Spyder system
Israeli Spyder system - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đến hẹn lại lên, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố dữ liệu thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017, trong đó Việt Nam có nhiều nét mới đáng chú ý.

Theo thông lệ, cứ đến khoảng trung tuần tháng 3 hàng năm Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) lại công bố các báo cáo về quốc phòng ghi nhận những diễn biến chính xảy ra trong năm 2017 và có liên hệ thành chuỗi với các năm trước đó.

Máy bay Không quân Israel - Sputnik Việt Nam
Bất ngờ mới: Không quân Hải quân Việt Nam trang bị máy bay trinh sát tối tân Israel

Trong đó, Cơ sở dữ liệu về chuyển giao vũ khí (SIPRI Amrs Transfer Database) mà SIPRI vừa cập nhật được giới quan sát quốc tế đặc biệt quan tâm. Theo dữ liệu mới nhất vừa công bố trong Báo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam có nhiều nét mới đáng chú ý.

Phòng không — Không quân

— Radar bắt máy bay tàng hình Vostok-E (RV-02): Việt Nam đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ để chế tạo radar RV-02 trên cơ sở radar Vostok-E của Belarus. Hợp đồng được ký năm 2013 và cho tới hết năm 2017, Việt Nam đã nhận được 3 bộ radar RV-02 sản xuất, lắp ráp trong nước.

© Ảnh : Screenshot/SIPRIBáo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam của SIPRI
Báo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam của SIPRI - Sputnik Việt Nam
Báo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam của SIPRI

— Tên lửa phòng không SPYDER: Theo hợp đồng ký năm 2015, tính tới hết năm 2017, Việt Nam đã nhận được 3 trong tổng số 5 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER kèm theo 120 quả trong tổng số 200 đạn tên lửa Derby và 120 quả trong tổng số 200 đạn tên lửa Python-5.

Hải quân, Cảnh sát biển và Biên phòng Việt Nam

Cận cảnh các hệ thống phóng cố định của pháo phản lực EXTRA của Hải quân Việt Nam, bên cạnh tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P. - Sputnik Việt Nam
Israel chi 2 tỷ USD nâng cấp pháo phản lực EXTRA Việt Nam
- Tàu ngầm Kilo-636: Theo hợp đồng trị giá khoảng 2,1 tỷ USD ký năm 2009, đến nay, Hải quân Việt Nam đã nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo-636 (phiên bản Kilo-636M nâng cấp).

- Tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9: Theo hợp đồng ký năm 2012, trong năm 2017 vừa qua, phía Nga đã chuyển giao cho Việt Nam chiếc tàu hộ vệ tên lửa Gepard đầu tiên. Trên thực tế, sau khi tiếp nhận chiếc Gepard thứ 2 (trước Tết âm lịch 2018) thì Nga đã chuyển giao cho Việt Nam đủ cả 2 tàu trong hợp đồng này.

© Ảnh : Screenshot/SIPRIBáo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam của SIPRI
Báo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam của SIPRI - Sputnik Việt Nam
Báo cáo thống kê chuyển giao vũ khí năm 2017 đối với Việt Nam của SIPRI

Sau đó, vào sáng 6/2/2018, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Vùng 4 Hải quân tổ chức trọng thể lễ thượng cờ cho 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 phiên hiệu 015 —Trần Hưng Đạo và 016 — Quang Trung. 

— Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran: Đi kèm theo 1 tàu Gepard, năm 2017 phía Nga cũng chuyển giao cho Việt Nam 15 trong tổng số 30 quả tên lửa loại này (hợp đồng ký năm 2012).

— Ngư lôi TEST-71: Đi kèm theo 1 tàu Gepard, năm 2017 phía Nga cũng chuyển giao cho Việt Nam 10 trong tổng số 30 quả tên lửa loại này (hợp đồng ký năm 2012).

— Tàu tuần tra cao tốc L&T 35m: Theo hợp đồng trị giá 100 triệu USD đã ký, phía Ấn Độ đang tiến hành đóng 4 tàu tuần tra cao tốc dài 35m trang bị cho Lực lượng Biên phòng Việt Nam, tuy nhiên, hiện tại chưa có thông tin về tiến độ cũng như thời gian chuyển giao cụ thể.

© Ảnh : Nozzr (flickr) Tàu khu trục Tarkash của Hải quân Ấn Độ
Tàu khu trục Tarkash của Hải quân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Tàu khu trục Tarkash của Hải quân Ấn Độ

— Tàu hộ vệ lớp Pohang: Theo thỏa thuận ký năm 2016, Hàn Quốc sẽ chuyển giao cho Việt Nam 1 tàu hộ vệ lớp Pohang đã qua sử dụng, tuy nhiên chưa có mốc thời gian thực hiện cụ thể.

— Động cơ Gas turbine DT-59: Trong hợp đồng ký năm 2012, phía Ukraine có trách nhiệm chuyển giao cho Việt Nam 4 động cơ loại này để lắp lên 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9, tuy nhiên, sau sự việc Crimea sáp nhập vào Nga, Ukraine đã trì hoàn việc giao hàng.

Đây là một trong những lý do khách quan khiến tiến độ đóng 2 tàu Gepard bị chậm lại. Tuy nhiên, sau đó mọi việc đã được giải quyết êm thấm với thiện chí của tất cả các bên.

— Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton: Theo thỏa thuận ký năm 2016, Mỹ đã chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam 1 tàu tuần tra lớp Hamilton đã qua sử dụng. Trước khi chuyển giao, phía Mỹ đã gỡ bỏ hầu hết các vũ khí, khí tài của chiếc tàu này.

© Ảnh : Facebook/ Giáo dục quốc phòngTàu CSB 8020 với “màu áo” mới.
Tàu CSB 8020 với “màu áo” mới. - Sputnik Việt Nam
Tàu CSB 8020 với “màu áo” mới.

Lục quân

Đáng chú ý nhất chính là hợp đồng ký với Nga, theo đó Việt Nam đặt mua 64 xe tăng T-90S (bao gồm cả phiên bản xe tăng T-90SK chỉ huy) do Nhà máy UralVagonZavod (UVZ) chế tạo. Cơ sở dữ liệu của SIPRI không cho biết thời gian cụ thể bao giờ Nga sẽ chuyển giao những chiếc xe tăng T-90S đầu tiên cho Việt Nam.

Theo Thời đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала