Bà Hứa Thị Phấn đẩy dư nợ “khống” cho Công ty Phương Trang, rút ruột 5.256 tỷ như thế nào?

© Ảnh : Q. T. Bà Hứa Thị Phấn
Bà Hứa Thị Phấn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bà Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo nhân viên ngân hàng Đại Tín đẩy dư nợ khống cho Công ty Phương Trang.

VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố đối với bà Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (sau đổi thành VNCB và nay là CB), nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 27 đồng phạm vì gây thiệt hại 6.362 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín.

Ông Trầm Bê tại tòa - Sputnik Việt Nam
Vì sao tòa trả hồ sơ đại án Phạm Công Danh - Trầm Bê?

Con số thiệt hại trên liên quan đến 2 hành vi mà bị can Phấn và đồng phạm thực hiện gồm nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại 1.105 tỷ đồng và hạch toán thu khống, để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỷ đồng.

Dưới đây là hành vi thu khống mà bị can Phấn chỉ đạo để bỏ túi và gây thiệt hại hơn 5.256 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín.

Theo cáo trạng, bị can Hứa Thị Phấn sở hữu 84,92% cổ phần Ngân hàng Đại Tín đã lợi dụng ảnh hưởng của mình tại ngân hàng, thông qua bị can Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty Phú Mỹ chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn và CN Lam Giang thuộc Phòng Kế toán và Phòng Ngân quỹ thu — chi khống không dùng tiền mặt, khi khách hàng phần lớn không đến ngân hàng thực hiện giao dịch, thực hiện hạch toán khống trên hệ thống Smartbank (lập chứng từ thu khống để tạo nguồn gồm thu tất toán khoản vay, thu lãi các khoản vay của nhóm Phú Mỹ, các khoản vay của Công ty Phương Trang mà nhóm Phú Mỹ sử dụng, nộp tiền vào tài khoản của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ, sau đó lập chứng từ chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang để cấn trừ); giải ngân các khoản vay của các công ty và cá nhân thuộc Công ty Phương Trang; không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho nhóm Phương Trang; sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục.

Cách thức thực hiện: thông thường trong ngày có việc thu — chi khống để cấn trừ, vào thời gian đầu mỗi ngày, bị can Vũ Thị Như Thảo, Phó giám đốc phụ trách kế toán — nguồn vốn thông báo cho Phòng Kế toán hôm nay có khoản giải ngân của Công ty Phương Trang và trực tiếp hoặc chỉ đạo kiểm soát kế toán là Lâm Kim Thu hoặc Huỳnh Thị Băng Tâm phân công kế toán giao dịch gồm Văn Bùi Hồng Thi, Lê Thị Tuyết Oanh, Đỗ Thị Hồng Nhung, Trần Thị Hoàng Nga và Nguyễn Thị Ngọc Tuyết… tính và liệt kê các khoản gốc và lãi các khoản vay của Phương Trang và nhóm Phú Mỹ đến hạn.

Sau đó, theo chỉ đạo của bị can Phấn, bị can Loan gọi điện hoặc làm việc trực tiếp với kế toán giao dịch yêu cầu lập các chứng từ thu khống gồm phiếu thu và giấy nộp tiền, nộp khống tiền để tất toán gốc và lãi các khoản vay đến hạn của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ, nộp khống tiền vào tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm của các cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn; nộp khống tiền để tất toán gốc và lãi các khoản vay của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phương Trang.

Sau khi kế toán giao dịch lập chứng từ thu khống theo yêu cầu của Loan như trên, kế toán giao dịch chủ động hạch toán trên hệ thống Smartbank, in chứng từ thu và ký với vai trò giao dịch viên lập phiếu, sau đó giao dịch viên chuyển chứng từ cho kiểm soát kế toán kiểm tra và ký kiểm soát trên chứng từ. Sau khi kiểm soát kế toán ký kiểm soát, kiểm soát kế toán trực tiếp chuyển chứng từ cho bộ phận ngân quỹ, hướng dẫn bộ phận này việc thu chi khống, lập bảng kê thu khống tiền mặt vào quỹ và hạch toán khống việc thu tiền mặt trên hệ thống Smartbank để tạo nguồn.

Cuối ngày, tương tự chu trình thu khống như trên, bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ của chi nhánh lập khống chứng từ chi giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang và hạch toán chi khống trên hệ thống Smartbank để cấn trừ với các chứng từ thu khống trên, đảm bảo số liệu trên sổ sách và tồn quỹ thực tế không bị chênh lệch.

Tuy nhiên, sau khi cấn trừ các chứng từ thu chi khống, nếu có chênh lệch, CN Sài Gòn và CN Lam Giang của Ngân hàng Đại Tín sẽ xử lý như sau:

Bị cáo Phạm Công Danh sau phiên tòa - Sputnik Việt Nam
Phạm Công Danh ‘thân bại danh liệt’ vì mua ngân hàng của bà Hứa Thị Phấn?
Nếu các khoản thu vào nhiều hơn các khoản chi ra (thông thường chênh lệch không lớn và ít xảy ra), CN Sài Gòn và CN Lam Giang sẽ thống nhất với Loan bỏ bớt chứng từ thu hoặc rút tiền mặt từ tài khoản của công ty hoặc cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Ngược lại, nếu các khoản thu vào ít hơn các khoản chi ra, khi đó tại CN Sài Gòn và CN Lam Giang mới phát sinh việc giải ngân bằng tiền mặt thực tế nếu chênh lệch này ít, tồn quỹ tiền mặt của chi nhánh đủ để chi trả thì chi trả tiền mặt từ nguồn quỹ. Nếu chênh lệch này lớn, tồn quỹ tiền mặt của chi nhánh không đủ để chi trả, thì việc giải ngân bằng tiền mặt có nguồn chính từ việc Ban giám đốc ký Séc rút tiền mặt từ tài khoản của ngân hàng tại NHNN TP.HCM.

Việc rút tiền mặt từ NHNN chủ yếu được cho giao Ngô Thị Ngân, thủ quỹ chính của ngân hàng (cháu dâu của bị can Phấn); sau khi rút được tiền mặt từ NHNN, Ngân không đem tiền về nộp cho kho quỹ của chi nhánh theo lệnh điều chuyển vốn mà đem tiền đến phòng làm việc của bị can Phấn (không phải trụ sở của Ngân hàng Đại Tín), tại tầng 6 Tòa nhà Lam Giang, 167-173 Trần Hưng Đạo, Q.1 để giao cho khách hàng. Tổng số tiền rút từ NHNN tại các ngày có việc thu chi cấn trừ là hơn 4.799 tỷ đồng, trong đó bị can Ngân rút hơn 4.554 tỷ đồng.

Toàn bộ quá trình nhân viên Ngân hàng Đại Tín lập chứng từ thu chi khống và hạch toán khống trên hệ thống Smartbank, phần lớn khách hàng không đến ngân hàng tại thời điểm lập và hạch toán để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên chứng từ chi giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang, chủ yếu giải ngân bằng tiền mặt đã có sẵn chữ ký của khách hàng trên ủy nhiệm chi, phiếu chuyển khoản và Séc rút tiền mặt hoặc giấy lĩnh tiền mặt (theo cách: ngân hàng giải ngân tiền vay vào tài khoản vay, sau đó khách hàng vay chuyển khoản bằng phiếu chuyển khoản hoặc ủy nhiệm chi để chuyển tiền vay vào tài khoản của công ty nhận góp vốn, rồi công ty nhận góp vốn ký Séc rút tiền mặt hoặc giấy lĩnh tiền mặt từ ngân hàng); nên chỉ có chứng từ thu (phiếu thu và giấy nộp tiền), bảng kê thu của nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn và Công ty Phương Trang không có chữ ký của khách hàng khi hạch toán; việc lấy chữ ký của khách hàng được giao dịch viên (đối với phiếu thu và giấy nộp tiền) và thủ quỹ (đối với bảng kê thu và bảng kê chi) hoàn thiện vào cuối ngày hoặc sau đó một hoặc nhiều ngày, theo cách:

Đối với các chứng từ thu của nhóm Phú Mỹ gồm phiếu thu, giấy nộp tiền và bảng kê thu, ngân hàng thông báo cho bị can Loan, để Loan thông báo cho các cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ có liên quan đến ngân hàng ký hoặc Loan đến nhận chứng từ chủ động đi lấy chữ ký của các cá nhân liên quan, rồi trả chứng từ lại cho ngân hàng.

Đối với chứng từ thu của Công ty Phương Trang gồm phiếu thu, giấy nộp tiền và bảng kê thu, ngân hàng đưa cho Trần Đăng Quang (nhân viên Công ty Phương Trang) và Đỗ Quốc Huy (lái xe Công ty Phương Trang) ký thay khách hàng, khi một trong hai người này đến ngân hàng thực hiện giao dịch, trong khi 2 người này không được Công ty Phương Trang hay bất cứ công ty và cá nhân nào thuộc Công ty Phương Trang ủy quyền hay chỉ đạo đi ký chứng từ.

Với phương thức, thủ đoạn như trên, trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, bị can Phấn thông qua bị can Loan đã chỉ đạo một số lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn và CN Lam Giang đã lập chứng từ thu khống cho nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn hơn 5.256 tỷ đồng, rồi hạch toán khống trên hệ thống Smartbank (gồm thu tất toán khống gốc và lãi các khoản vay của nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn; thu tất toán khống gốc và lãi các khoản vay của Công ty Phương Trang mà nhóm Phú Mỹ sử dụng; nộp tiền khống vào tài khoản của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ).

Sau đó lợi dụng Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt; chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Công ty Phương Trang), cấn trừ với các chứng từ thu khống hơn 5.256 tỷ đồng trên, để không làm chênh lệnh tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán, che giấu hành vi phạm tội, lấy tiền đó sử dụng cá nhân và đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.

Nguồn: Bizlive

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала