Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm Việt Nam

© Sputnik / Maxim Blinov / Chuyển đến kho ảnhSergey Lavrov
Sergey Lavrov - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Matxcơva/Hà Nội, (Sputnik) – Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Năm bắt đầu chuyến công du Việt Nam trong hai ngày. Tại Hà Nội, Sergei Lavrov sẽ gặp Chủ tịch Trần Đại Quang, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và thảo luận về triển vọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam.

Không loại trừ rằng hai bên sẽ thảo luận về một số vấn đề quốc tế, đặc biệt là tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Sergei Lavrov bay đến Hà Nội từ Tokyo, nơi ông đã hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề Bắc Triều Tiên.

Kim ngạch thương mại đạt mức tối đa trong lịch sử

Như Ngoại trưởng Nga trước đó đã nói, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Nga và Việt Nam đã tăng hơn 35% vào năm ngoái và đạt mức tối đa lịch sử kể từ năm 1991- 5,23 tỷ USD. Kết quả này đã đạt được nhờ thực hiện thỏa thuận về khu vựctự do mậu dịch mà Việt Nam ký kết trong Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) vào năm 2015.

Các mặt hàng chính của xuất khẩu Nga là máy móc và thiết bị, thực phẩm, khoáng sản, các sản phẩm hóa học. Việt Nam xuất khẩu sang Nga thiết bị điện, hàng dệt may, thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp.

Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov đến Việt Nam được dời đến 22-23 tháng Ba

Nhóm làm việc Nga-Việt, do Bộ trưởng Bộ Công thương dẫn đầu vẫn là điểm mấu chốt yêu cầu đối với hợp tác song phương. Nó đóng góp vào việc mở rộng mối quan hệ giữa các nhà hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất hydrocacbon và lọc dầu. Đã thỏa thuận danh sách ưu tiên gồm 17 điểm trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất công nghiệp, khai khoáng, du lịch.

Một trong những lĩnh vực hợp tác chính giữa Matxcơva và Hà Nội là ngành dầu khí. Kết quả của năm 2017 — khối lượng khai thác dầu đã vượt quá 4,7 triệu tấn.

© Sputnik / Vitaly Ankov / Chuyển đến kho ảnhcủa Dự án 636.1 "Varshavianka"
Tàu ngầm diesel lớp Varshavyanka - Sputnik Việt Nam
của Dự án 636.1 "Varshavianka"

Đối tác chính trong hợp tác kỹ thuật quân sự

Nga đã và vẫn là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Chỉ trong những năm gần đây, Matxcơva và Hà Nội đã ký hợp đồng với hơn 4,5 tỉ đô la. Việt Nam đã mua một loạt máy bay tiêm kích Su-30MK2 đa chức năng và sáu tàu ngầm dự án 636.1 "Varshavianka" chạy bằng động cơ điện-diesel. Bây giờ các bên đang thảo luận về việc Nga cung cấp vũ khí mới cho Việt Nam.

Cho dù đang đối thoại sâu rộng trong lĩnh vực quân sự, Hà Nội trước đây đã tuyên bố rằng sẽ không cho phép nước ngoài triển khai các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Ở Cam Ranh cho đến năm 2002 đã từng có căn cứ hải quân của Nga.

Điều thú vị là sự tương tác của Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự gần đây đã gia tăng. Năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 1975 sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson đã đến cảng Đà Nẵng.

© AP Photo / Tran Van MinhTàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam
Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam

Theo ông Dmitry Mosyakov, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á, Úc thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, đây là một chứng minh, một mặt sự hiện diện lá cờ Hoa Kỳ ở Việt Nam, và mặt khác là chứng minh về sự gia tăng hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Washington không che giấu ý định muốn Việt Nam phải từ bỏ vũ khí Nga. Theo báo cáo của tờ báo Defense News tham chiếu đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hợp tác với Washington trong lĩnh vực quân sự sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác của hai quốc gia để có sự tương tác chặt chẽ hơn với quân đội Hoa Kỳ.

Bắc Triều Tiên ở trong tầm nhìn

Hai bên có ý định thảo luận về vấn đề Bắc Triều Tiên trong cuộc hội đàm tại Hà Nội. Gần đây, công việc giải quyết tình hình xung quanh bán đảo Triều Tiên trên trường chính trị đã  được cải thiện: bằng chứng là đã đạt được việc thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc  và Bắc Triều Tiên về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng Tư.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала