Chúng ta học tiếng Nga – Bài 86

CC0 / Quangpraha / Сô gái Việt Nam
Сô gái Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”. Các bạn thân mến, xin chào các bạn! ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Cách đây chưa lâu chúng tôi nhận được thư của độc giả truy cập site https://vn.sputniknews.com, nêu đề nghị dành một vài bài học của chuyên mục này để nói về ngữ âm học tiếng Nga — hướng dẫn cách phát âm các chữ và từ của tiếng Nga. Khi bắt đầu khóa "Học tiếng Nga", chúng tôi đã quyết định bỏ qua bài học phát âm vì chọn lối giới thiệu ngữ âm học song song với từ vựng và ngữ pháp. Nhưng nếu các bạn thính giả cho rằng cần học cách phát âm riêng, chúng tôi sẽ đáp ứng nguyện vọng đó.

 

Như vậy hôm nay chúng ta bắt đầu trở lại với bài phát âm — cách đọc các chữ cái tiếng Nga.

 

А, О, У, Э, Ы, И.

 

Đó là những nguyên âm kêu. Ta sẽ gặp các nguyên âm kêu này chỉ trong từ đơn hoặc trong trường hợp mang trọng âm ở từ đa âm.

 

А — ТАМ, МАМА. Còn đằng kia, là mẹ.

 

Xin các bạn chú ý, trong từ MAMA có hai nguyên âm kêu, được biểu hiện bằng cùng một vần A. Tuy nhiên, chữ cái đầu tiên đứng dưới trọng âm, vì vậy có âm thanh như trong bảng chữ cái — A. Còn vần A thứ hai ở âm tiết không nhấn, và sẽ phát âm giống như Ơ của tiếng Việt. Trong tiếng Nga, tất cả các nguyên âm không có trọng âm khi đọc lên đều không nhấn mà phải giảm nhẹ.

 

О — ДОМ, ОКНО — Ngôi nhà, cửa sổ

 

Trong từ ОКНО cũng gặp bức tranh giống như với từ МАМА. Trọng âm rơi vào vần О thứ hai, vì thế đọc giống như trong bảng chữ cái là — О. Còn vần О thứ nhất ở vị trí không có trọng âm, ta cần phát âm ở khoảng giữa О và А, cũng khá giống như Ơ trong tiếng Việt. Thêm nữa, ở những khu vực khác nhau của nước Nga, vần О khi không có trọng âm được phát âm theo lối khác nhau. Thí dụ, trong lối phát âm của người Matxcơva thì "A đồng loạt" tức là vần O nghe như A. Còn những cư dân Nga sống ven hai bờ dòng Volga vĩ đại thì nói theo lối "O đồng loạt", tức là phát âm O giống như là viết — ОКНО.

 

У — ТУТ, ЛУНА — Đằng ấy, mặt trăng.

 

У nếu có trọng âm cũng như không có trọng âm đều đọc giống nhau.

 

Э — ЭТО, МЭР, ЭКЗАМЕН Đây là, Thị trưởng, Kỳ thi.

 

Vần nguyên âm Э như là có trọng âm. Còn trong từ ЭКЗАМЕН thì vần Э đứng ở vị trí không có trọng âm và nghe gần giống И.

 

Ы — ДЫМ, ГОРЫ, КРАСНЫЙ — Khói, núi, đỏ

 

Ы phát âm theo trật tự chữ cái với trọng âm, và ở tận cùng của danh từ số nhiều.

 

ЖУРНАЛЫ, СЕСТРЫ, КАРТЫ — những cuốn tạp chí, các chị em gái, những bản đồ, những con bài.

 

Còn trong phần đuôi của tính từ thì vần Ы nhược hóa, đọc nhẹ và giống như vần Ơ của tiếng Việt.

 

ЖЕЛТЫЙ, КРАСИВЫЙ, БОГАТЫЕ — màu vàng, đẹp, giàu có (ohong phú).

 

И — НИНА, ВИНО — Nina, rượu vang.

 

Vần И cả khi có trọng âm lẫn khi không có trọng âm đều đọc giống nhau.

 

Bây giờ chúng ta sẽ xem đánh vần các phụ âm của tiếng Nga như thế nào. Trước hết chúng ta lấy các vần như Б, П, В, Ф, Г, К. Đây là những cặp phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh. Khi đánh vần các phụ âm hữu thanh thì rõ tiếng, còn các phụ âm vô thanh chỉ nghe bật hơi. Б-П.

 

Vần Б là phụ âm hữu thanh giống như trong tiếng Việt. Nhưng trong tiếng Nga ta thường đọc nó lên ở đầu và giữa từ. Còn khi đứng ở cuối từ, tuy vẫn viết là vần Б, nhưng đọc lên lại giống như phụ âm vô thanh cùng cặp — П. Tiếng Nga có Đặc điểm của tiếng Nga khi phát âm là ở cuối từ những nguyên âm thì đọc nhẹ đi (nhược hóa) còn phụ âm hữu thanh thì đọc như vô thanh (không rõ tiếng).

 

БУЛКА, ЗАБОР — ổ bánh mì, hàng rào.

 

Nhưng

 

ЗУБ, ГРИБ — cái răng, cây nấm.

 

Trong các từ БУЛКА và ЗАБОР vần Б đứng ở đầu và giữa từ, phát âm là Б, còn trong các từ ЗУБ và ГРИБ nó đứng ở cuối vì thế phát âm giống như П.

 

Vần В là phụ âm hữu thanh giống như trong tiếng Việt. Nhưng đánh vần như vậy là khi nó ở đầu và giữa từ. Còn khi nó đứng ở cuối từ, dù vẫn viết là В, nhưng đọc lên thành phụ âm vô thanh cùng cặp — Ф.

 

ВОТ, ТОВАР — này đây, đấy, kìa; hàng hóa

 

Nhưng

 

РОВ, КЛЮВ — cái hào, cái hố; mỏ (cần trục)

 

Trong các từ ВОТ và ТОВАР vần В ở đầu và giữa từ, đọc như В, còn trong các từ РОВ và КЛЮВ nó đứng cuối từ và phát âm như Ф.

 

Vần Г là phụ âm hữu thanh. Đánh vần là Г khi nó đứng ở đầu và giữa từ, Còn khi vần này đứng ở cuối từ thì ta phải đọc giống phụ âm vô thanh cùng cặp với nó là К.

 

ГУСЬ, ИГРА — con ngỗng, cái kim.

 

Nhưng

 

РОГ, ДРУГ — cái sừng, người bạn

 

Trong các từ ГУСЬ và ИГРА vần Г ở đầu và giữa từ, đọc như Г, còn trong các từ РОГ và ДРУГ vần này đứng cuối từ nên phát âm như К.

 

Ta lấy thí dụ hai từ ЛУГ và ЛУК (nội cỏ, đồng cỏ; cái cung hoặc cây hành). Hai từ này viết khác nhau và có nghĩa khác nhau. Nhưng khi phát âm thì giống nhau vì vần Г ở cuối từ đọc giống như vần К.

 

Vần Д là phụ âm hữu thanh giống như vần Đ trong từ "đá" của tiếng Việt. Nhưng đó là khi nó đứng ở đầu và giữa từ. Còn khi đứng ở cuối từ dù vẫn viết là Д, nhưng đọc từ lên vần này giống như phụ âm vô thanh Т.

 

ДОМ, РАДУГА ngôi nhà, cầu vồng

 

Nhưng

 

САД, ГОРОД — vườn, thành phố.

 

Trong các từ ДОМ và РАДУГА vần Д đứng ở đầu và giữa từ, phát âm như Д, còn trong các từ САД và ГОРОД nó ở cuối từ nên phát âm như Т.

 

Còn bây giờ chúng ta sẽ làm mấy bài tập phát âm nhé. Mời các bạn nghe chị Tania đọc mẫu và nhắc lại theo.

 

БАК-БОК-БУК-БЭК-БЫК-БИК

 

***

 

ПАТ-ПОТ-ПУТ-ПЭТ-ПЫТ-ПИТ

 

***

 

ВАФ-ВОФ-ВУФ-ВЭФ-ВЫФ-ВИФ

 

***

 

ФАТ-ФОТ-ФУТ-ФЭТ-ФЫТ-ФИТ

 

***

 

ГАК-ГОК-ГУК-ГЭК-ГЫК-ГИК

 

***

 

КАП-КОП-КУП-КЭП-КЫП-КИП

 

***

 

ДАК-ДОК-ДУК-ДЭК-ДЫК-ДИК

 

***

 

ТАФ-ТОФ-ТУФ-ТЭФ-ТЫФ-ТИФ

 

***

 

МА-МО-МУ-МЭ-МЫ-МИ

 

***

 

МАМА (mẹ), ПАПА (bố), ФОТО (ảnh), ГОРА (núi), КУКЛА (búp bê), ДЫМ (khói), ЭКРАН (màn ảnh), КИТ (cá voi), ИГЛА (cái kim)

 

***

 

Các bạn thân mến, giờ học của chúng ta tạm dừng ở đây. Trong bài tới chúng ta sẽ tiếp tục làm quen với qui tắc phát âm các vần tiếng Nga. Đề nghị các bạn tự luyện phát âm, có thể tham khảo bài học đăng trên trang điện tử của https://vn.sputniknews.com. Chúc các bạn thành công!

 

Xin tạm biệt và hẹn đến cuộc gặp mới.

 

ДО СВИДАНЬЯ!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала