Tâm lý đố kỵ hay thói đạo đức giả: Vì sao người Việt "kỳ thị" người giàu?

© Flickr / Tom BallardCô gái Việt Nam
Cô gái Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một khi xã hội còn nhìn nhận khối tài sản do giới nhà giàu kiếm được là bất minh và bất chính, tâm lý chống người giàu là đương nhiên.

Trở lại Việt Nam vào mùa hè năm 2017, ngồi trên xe từ sân bay vào trung tâm Hà Nội, giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) dễ dàng nhận ra những thay đổi chóng mặt đang diễn ra ở vùng đất này.

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vì sao người giàu Việt Nam bị ghét?

"Xe tôi đi ngang những công trình xây dựng đang mọc lên như nấm, và cả những vùng thôn quê mà người nông dân đang phải chạy ăn hàng ngày", ông McCornac nói"Không khó để nhận ra khoảng cách giàu nghèo đang hiển hiện ngày một lớn ở Việt Nam", ông McCornac nói.

Trong Báo cáo Tài sản Siêu giàu trên Thế giới vào năm 2014, Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) và Hãng tư vấn Wealth-X ước tính Việt Nam vào thời điểm đó có 210 người siêu giàu với tổng tài sản khoảng 20 tỷ USD, tương đương 12% GDP cả nước.

Còn theo Knight Frank, một trong những công ty tư vấn tài sản toàn cầu lớn nhất thế giới, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ lên đến con số 403 vào năm 2025. Đây là tốc độc tăng cao nhất thế giới, hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc.

© Ảnh : ZingSố người siêu giàu ở Việt Nam sẽ lên đến con số 403 vào năm 2025
Số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ lên đến con số 403 vào năm 2025 - Sputnik Việt Nam
Số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ lên đến con số 403 vào năm 2025

Trong khi đó, báo cáo công bố năm 2017 của Oxfam trích dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam tăng trong hai thập kỷ qua, và đáng chú ý hơn là số người giàu đang chiếm phần thu nhập quá lớn. Dùng nhiều chỉ số khác nhau, báo cáo chỉ rõ: Khoảng cách về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và các nhóm khác đang gia tăng từ năm 2004.

Theo tính toán của Oxfam, người giàu nhất tại Việt Nam vào năm 2014 có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất trong 10 năm. Tài sản của người này có thể giúp tất cả người nghèo ở Việt Nam (khoảng 13 triệu, theo tính toán năm 2014) thoát nghèo.

Chênh lệch giàu nghèo từ lâu đã trở thành câu chuyện toàn cầu. Thế nhưng, theo ông McCornac, câu chuyện về người nghèo ở Việt Nam vẫn có những cái rất riêng, phản ánh rõ những đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội.

© Ảnh : Zing"Việt Nam có rất nhiều người mang khát vọng khởi nghiệp, làm giàu"
Việt Nam có rất nhiều người mang khát vọng khởi nghiệp, làm giàu - Sputnik Việt Nam
"Việt Nam có rất nhiều người mang khát vọng khởi nghiệp, làm giàu"

Forbes - Sputnik Việt Nam
Vì sao số tỷ phú USD của Việt Nam trên Bloomberg khác Forbes?
Ông McCornac chỉ ra ở Mỹ, chính tầng lớp thu nhập thấp đã ủng hộ và bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump. Điều này, theo ông, phần nào là do tầng lớp đó vẫn tin rằng một ngày nào đó mình có thể thoát nghèo, để trở nên giàu có.

Trong khi đó, "Việt Nam có rất nhiều người mang khát vọng khởi nghiệp, làm giàu; nhưng câu chuyện về những cá nhân đi từ bàn tay trắng để gây dựng lên cơ ngơi đồ sộ vẫn là quá ít" — ông McCornac nhận định.

Phỏng vấn nhiều tầng lớp người dân Việt Nam cho mục đích nghiên cứu, ông McCornac đúc kết:

"Khó mà thuyết phục một người nông dân đang phải chạy ăn từng bữa hay một anh công nhân đang thất nghiệp rằng một ngày nào đó họ sẽ được hưởng những lợi ích về lâu dài của phát triển. Đối với tầng lớp này, làm sao để chạy vạy cho cuộc sống hàng ngày luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất".

Và khi khoảng cách giàu nghèo nới rộng, tâm lý kỳ thị người giàu là điều khó tránh. 

Người giàu Việt, quan ngại và hy vọng

Các em nhỏ Việt Nam trước lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bloomberg: “Giới đầu tư khám phá sự giàu có đang lên của Việt Nam”
Đầu năm 2017, con số 8 trong số 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 là nhờ lĩnh vực bất động sản đã thổi bùng cuộc tranh luận về người giàu ở Việt Nam, trên các diễn đàn mạng xã hội và cả báo chí. Bất ổn, lỗi chính sách, quan hệ thân hữu… là những điều được nhiều người nhắc đến, bên cạnh các tiếng nói bảo vệ đóng góp của ngành bất động sản và các tỷ phú bất động sản trong nền kinh tế. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ với báo giới:

"Điều tôi quan ngại là nhìn vào danh sách những người giàu nhất Việt Nam thì bất động sản vẫn là lĩnh vực lớn. Nó vừa là điểm xuất phát của nhiều người giàu và vẫn được xác định là cốt lõi của không ít người giàu…"

Bà nói rõ: Đất đai ở Việt Nam theo luật pháp thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, khi một số người khai thác mảng tài sản này và giàu lên nhanh chóng dễ gây nên những bức xúc và dấu hỏi về sự giàu có của họ. Tiếng nói quan ngại này được cộng hưởng với nhiều cuộc thảo luận trên các diễn đàn.

Mới đây, bảng xếp hạng tỷ phú USD thế giới được Forbes công bố định kỳ hàng năm đã vinh danh thêm 2 tỷ phú USD mới đến từ Việt Nam, nâng số tỷ phú USD Việt lên con số 4. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, danh sách tỷ phú USD lần này còn có ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Ôtô Trường Hải và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (Hoà Phát Group).

© Ảnh : VOVTheo Forbes, Việt Nam hiện có 4 tỷ phú USD
Theo Forbes, Việt Nam hiện có 4 tỷ phú USD - Sputnik Việt Nam
Theo Forbes, Việt Nam hiện có 4 tỷ phú USD

Việc xuất hiện thêm 2 tỷ phú trong ngành công nghiệp là tín hiệu tốt cho kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia. Hơn nữa, bà Chi Lan cũng chỉ ra tín hiệu bà cho là đáng mừng, là từ mấy năm nay người dẫn đầu trong số những người giàu ở Việt Nam đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh… chuyển sang làm lĩnh vực công nghiệp. Ngay trong bảng xếp hạng của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng từ người giàu bất động sản đã được ghi nhận là tỷ phú đa ngành. 

Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định: "Điều này vẫn chưa thể thay đổi được tình trạng tỷ phú giàu bằng bất động sản. Giàu bằng cách này vẫn không bền, phụ thuộc vào nhiều thị trường và ăn xổi ở thì".

Quốc gia có vấn đề khi người giàu bị cô lập

Dòng người tham gia giao thông ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là nước giàu nhanh nhất thế giới 10 năm qua
Việc đặt câu hỏi về nguồn gốc tài sản của tỷ phú, nhất là tỷ phú bất động sản không phải điều lạ, và không phải chuyện của riêng Việt Nam.

Giáo sư Dennis McCornac nói:

"Trên thế giới, rất nhiều tỷ phú bất động sản phất lên nhờ biết tận dụng đúng thời cơ, đúng thời điểm và quen đúng người. Ở Mỹ, hầu hết tỷ phú bất động sản được thừa hưởng từ cha mẹ. Nhiều người tin là Tổng thống Donald Trump giàu lên cũng bằng cách đó".

Ông cho rằng cũng chính phương cách làm giàu này đã tạo ra tâm lý kỳ thị người giàu từ phần còn lại của xã hội. 

Tuy nhiên, tâm lý kỳ thị người giàu là một vấn đề xã hội phức tạp, đa chiều, chứ không thể chỉ giải thích nó bằng yếu tố lịch sử, tư duy giai cấp — các chuyên gia nhận định.

Để giải quyết tâm lý đó đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội, kể cả tầng lớp người giàu. Tiếp theo, không phải chỉ cần loại bỏ kỳ thị thì người giàu có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Vấn đề thể chế, chính sách cũng sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, theo các chuyên gia.

Tại Việt Nam, nhiều người đang kêu gọi giảm sự kỳ thị với người giàu, để xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp mạnh, làm động lực kéo cả nền kinh tế. 

Tiến sĩ Thomas Jandl, chuyên gia kinh tế đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam và châu Á, nhận định: Về mặt kinh tế chính trị, đúng là quốc gia đó sẽ có vấn đề khi người giàu bị cô lập. Lẽ dĩ nhiên, một nền kinh tế thị trường thành công sẽ phải sản sinh ra những người giàu hơn phần còn lại của xã hội.

"Nếu người giàu bị nhìn nhận quá hằn học, tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của xã hội đó sẽ bị kiềm hãm", ông Jandl nói.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ đứng về phương diện chính trị xã hội, một khi xã hội nhìn nhận khối tài sản do giới nhà giàu kiếm được là bất minh và bất chính, tâm lý chống người giàu là đương nhiên.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam
Cuộc rượt đuổi "ngôi vị" của 2 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam
Trong một nghiên cứu gần đây nhất về đề tài này vào năm 2012 do Trung tâm Pew thực hiện, chỉ 27% người được khảo sát cho rằng mình ngưỡng mộ người giàu. Tuy nhiên, có đến 88% người được khảo sát cho biết họ ngưỡng mộ những người làm giàu bằng mồ hôi chân chính.

"Đó cũng là tâm lý chung tôi nghe được khi nghiên cứu về Việt Nam. Trong mắt nhiều người, những người giàu là nhờ họ có quan hệ và biết tận dụng các mối quan hệ của mình để thay đổi chính sách theo hướng có lợi nhất cho họ" —ông Jandl nói.

"Chỉ cần người giàu chứng minh cho xã hội thấy mình làm giàu bằng tài năng, họ sẽ trở thành tấm gương truyền cảm hứng. Cả xã hội sẽ trông vào đó và có ý chí làm giàu. Còn ngược lại, không thể cấm xã hội kỳ thị người giàu nếu những người giàu đó chỉ chăm chăm tận dụng những lỗ hổng của thể chế, mối quan hệ để luồn lách làm giàu".

Theo các chuyên gia, xã hội Mỹ cũng chống người giàu nếu họ làm giàu bất chính. Ngoài ra, nó còn xuất phát từ thói đạo đức giả của giới tài phiệt.

Giáo sư McCornac dẫn ví dụ các công ty lớn của Mỹ luôn ra rả kêu gọi phải dẹp bỏ những luật lệ mà họ cho là phiền phức để thị trường vận hành trơn tru hơn. Thực ra, các công ty đó chỉ muốn loại bỏ những rào cản pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động và lợi nhuận của chính họ.

© Fotolia / Andrey BurmakinNhà kinh doanh bỏ tiền vào túi
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi

Jolie Nguyễn - Sputnik Việt Nam
Kiểu tiêu tiền gây choáng của hot girl hội con nhà giàu Việt (Ảnh)
Ở Mỹ, các công ty lớn có thừa tiền để chi cho các vận động hành lang như thế này để tác động Quốc hội thay đổi. Dần dà, lợi ích nhóm sẽ hình thành, tập trung lợi ích vào trong tay một nhóm người. Các công ty nhỏ sẽ chịu thiệt nhiều nhất.

Hơn nữa, theo ông McCornac, giới tài phiệt Mỹ cũng có khuynh hướng nhận công khi tình hình kinh tế sáng sủa và phủi tay khi chuyện diễn ra theo chiều hướng xấu. Ví dụ, khi thị trường chứng khoán khả quan và nền kinh tế trên đà đi lên, giới tài phiệt tự xem mình là tạo ra công ăn việc làm. Nhưng đơn cử khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008, rất ít ai trong giới này đứng ra nhận trách nhiệm. Khi công ty làm ăn khấm khá, lãnh đạo chóp bu tự thưởng cho mình những khoản khổng lồ. Nếu tình hình xấu, gánh nặng sẽ ngay lập tức đè lên giới công nhân dưới cùng, cụ thể là sa thải hàng loạt.

Thực hiện đúng những giá trị mình rao giảng    

Ông McCornac kết luận: "Thói đạo đức giả của giới nhà giàu sẽ ngày càng đào sâu thêm hố ngăn cách của họ với phần còn lại của xã hội. Để được xã hội tôn trọng, họ chỉ cần thực hiện đúng những giá trị mình luôn đi rao giảng".

Đồng ý với quan điểm trên, ông Jandl nhận định:

"Đương nhiên ngoài việc tránh khoe mẽ về khối tài sản của mình, giới nhà giàu cần tránh việc tự cho mình là nạn nhân của kỳ thị từ xã hội vì điều này trong mắt mọi người sẽ rất lố lăng.

Và quan trọng hơn, giới nhà giàu cần công khai ủng hộ việc tái phân phối lại các nguồn lực của mình cho xã hội, không chỉ bằng các hoạt động thiện nguyện đơn thuần.

Về phần nhà nước, cần có những chính sách khuyến khích thành quả lao động chân chính và xuất phát từ năng lực. Các chính sách thuế đánh lên bất động sản, tài sản có được từ thừa hưởng hay quan hệ cần phải được ban hành thực thi triệt để".

Tỷ phú Hoàng Kiều cùng Ngọc Trinh - Sputnik Việt Nam
Đại gia Việt ghi danh người giàu bậc nhất thế giới
Ông Jandl lấy ví dụ ở Thụy Điển, nơi mặc dù đánh thuế doanh nghiệp rất cao, tỉ lệ thành lập doanh nghiệp cũng cao không kém. Lý giải việc này, ông Jandl cho rằng là do mỗi doanh nhân đều được mặc định có vai trò đóng góp vào sự phân bổ phúc lợi cho toàn xã hội; và do đó, vị thế của mỗi doanh nhân đều được trọng vọng.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, để giảm thiểu bất mãn xã hội, các nước trên thế giới đã áp dụng chính sách đưa ra các mức phạt dựa trên thu nhập của công dân. Theo đó, người giàu sẽ bị phạt mức nặng hơn người có thu nhập thấp cho cùng một hành vi vi phạm. Phần Lan, Argentina, hay Đức đã có chính sách này. Phần Lan vào năm 2015 đã phạt một doanh nhân 67.000 USD vì chạy quá tốc độ khoảng 22km/giờ. Đang có tranh luận tại Mỹ là mức phạt áp dụng cho mọi thành phần ngang nhau là không công bằng, cần thay đổi.

Ông McCornac đúc kết:

"Tôi đồng ý với lời kêu gọi xã hội tạo điều kiện để mỗi công dân là giàu chính đáng. Tuy nhiên, tôi không chắc khi tầng lớp người giàu giàu thêm, điều đó sẽ kéo những bộ phận khác đi lên. Một dự án bất động sản của một đại gia chắc chắn sẽ làm tăng khối tài sản của người này. Nhưng hãy thử đặt câu hỏi: Sẽ có bao nhiêu người khác mất đất, mất nhà vì dự án đó?"

Theo: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала