Bình Phước: “Loạn” trạm thu phí BOT?

© Ảnh : VNNUBND tỉnh An Giang đã nhiều lần làm việc với Bộ GTVT và chủ đầu tư dự án BOT T2 nhưng Bộ chỉ đồng ý miễn giảm phí chứ không di dời trạm.
UBND tỉnh An Giang đã nhiều lần làm việc với Bộ GTVT và chủ đầu tư dự án BOT T2 nhưng Bộ chỉ đồng ý miễn giảm phí chứ không di dời trạm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc cho ra đời quá nhiều dự án (DA) BOT một cách thiếu tính toán đang khiến Bình Phước rơi vào tình trạng “loạn” trạm thu phí BOT.

Những nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP mà tỉnh Bình Phước đề ra cho năm 2018 là 6,8 — 7% liệu có được người dân đồng lòng chung tay khi chỉ có 163km đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh mà có đến 6 trạm thu phí?

Bức xúc khi được phóng viên hỏi về các trạm BOT trên tuyến Phước Long — Bến xe Miền Đông (TP HCM) mà nhà xe Yến Toàn hoạt động vận tải hành khách chị phụ xe gằn giọng: "Nhà xe em cũng như nhiều nhà xe khác chạy trên tuyến này đều rất bức xúc, kiến nghị rồi mà tỉnh vẫn phớt lờ. Tỉnh lộ 741 có nhiều trạm quá, có trạm chỉ cách nhau chưa đầy 30km. Mỗi xe một ngày chạy một lượt đi, một lượt về, tổng tiền phí lên đến 310 ngàn đồng".

Do ngồi ngay phía sau ghế phụ nên được chứng kiến đầy đủ hoạt động của chiếc xe này trên toàn tuyến. Lái xe chạy hết tốc độ quy định để giành đón và trả khách tại lề đường mà không có bến đón trả khách. Từ Phước Long đi TP HCM phải qua 6 trạm thu phí gồm: Bù Nho — Đồng Xoài (48km); Đồng Xoài — Tân Lập (29km); Tân Lập — Bố Lá (30km); Bố Lá — Suối Giữa (58km); Suối Giữa — Lái Thiêu (17,2km).

Được biết tỉnh lộ 741 tiền thân là QL14 cũ, là trục giao thông quan trọng nối TP HCM với các tỉnh miền đông Nam bộ và Tây nguyên. Tham gia vận chuyển hành khách liên tỉnh có doanh nghiệp vận tải Thành Công với hàng chục xe chạy suốt ngày đêm cùng hệ thống Trạm dừng chân với quy mô lớn và dịch vụ tốt song cũng phải gánh tiền phí rất lớn khi phải qua 6 trạm mỗi ngày.

Ngoài các doanh nghiệp kinh doanh vận tải của Bình Phước, các xe liên tỉnh từ TP HCM đi các tỉnh Tây Nguyên cũng phải đi theo tuyến này nên cũng chịu chung số phận với mức phí "nghiệt ngã".

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ thì khoảng cách giữa 2 trạm thu phí tối thiểu phải là 70km.

Thiết nghĩ, việc đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông là cần thiết, song các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh cần tính đến các chi phí vận tải hàng hóa, hành khách đang là mối lo không chỉ của các đơn vị kinh doanh vận tải mà của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng người dân khi mà Bình Phước hiện đang đứng vị trí áp chót 62/63 về chỉ số năng lực cạnh tranh CPI năm 2017 của 63 tỉnh, thành phố vừa được VCCI công bố mới đây.

Nguồn: enternews

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала