Tay cầm cái chết. Các loại lựu đạn cầm tay bất thường nhất trên thế giới

© Sputnik / Valery Melnikov / Chuyển đến kho ảnhHọc viện Quân sự nữ tại Damascus
Học viện Quân sự nữ tại Damascus - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lựu đạn cầm tay luôn được coi là vũ khí cận chiến hiệu quả. Trong mấy trăm năm qua, lựu đạn từ loại vũ khí được thiết kế thô sơ chỉ là những ống kim loại có chứa thuốc súng đã trở thành hệ thống vũ khí phức tạp, gây tử vong cho binh sĩ của đối phương (và cả xe bọc thép).

Đủ để nhắc nhở về lựu đạn F-1 nổi tiếng, biệt danh là "limonka" (quả chanh). Phiên bản F-1 của Liên Xô nặng 610 gram (khá nặng đối với lựu đạn cầm tay) với chỉ 60 gram thuốc súng có sức nổ mạnh, tạo ra rất nhiều mảnh vụn nguy hiểm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong vòng bán kính 200 mét. Tuy nhiên, "limonka" là loại lựu đạn phổ biến. Sau đây là bài của Sputnik về các loại lưu đạn bất thường nhất trên thế giới.

CC BY-SA 3.0 / Stanislav S. Yanchenko / Ф-1Lựu đạn F-1 của Liên Xô
Lựu đạn F-1 của Liên Xô  - Sputnik Việt Nam
Lựu đạn F-1 của Liên Xô

Lựu đạn cầm tay MK3 của Mỹ đã được thiết kế như một phương tiện tiêu diệt nhân lực của đối phương ẩn nấp trong boongke, trên tầng hầm hoặc tầng cao của tòa nhà mà các vũ khí khác không làm. Vỏ lựu đạn MK3 được làm bằng… các tông và hầu như không phân mảnh khi phát nổ. Tuy nhiên, sóng xung kích gây ra từ vụ nổ 227 gram TNT có sức phá hoại lớn. Trong phòng kín, sóng xung kích ngay lập tức khuếch đại do hiệu ứng phản chiếu, phá nổ các bức tường và tiêu diệt các sinh vật sống. Ở những nơi sơ hở, bán kính tử vong của lựu đạn MK3 chỉ là 2 mét. Do đó, phiên bản hiện đại của lựu đạn — MK3A2 — có vỏ kim loại. Nghĩa là, các mảnh vỡ tăng cường hơn nữa sức phá hoại của chất nổ.

© Ảnh : Public domainLựu đạn cầm tay Mk3A2 của Mỹ
Lựu đạn cầm tay Mk3A2 của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Lựu đạn cầm tay Mk3A2 của Mỹ

Lựu đạn RG-60TB của Nga là một quả bom bỏ túi tạo ra vụ nổ thể tích. Vào lúc kích nổ, xuất hiện đám mây hỗn hợp thermobaric (áp nhiệt) rồi phát nổ. Mặc dù trọng lượng thuốc nổ chỉ có 240 gram, nhưng, nhờ vụ nổ thể tích sức nổ của RG-60TB tương đương với 600 gram TNT. Lựu đạn có thể được sử dụng chống lại lính bộ binh đang ẩn náu trong các tòa nhà cũng như trên những nơi sơ hở. Trong trường hợp thứ hai, bán kính tử vong của lựu đạn là 7 mét.

© Ảnh : Vitaly V. KuzminLựu đạn RG-60TB của Nga
Lựu đạn RG-60TB của Nga  - Sputnik Việt Nam
Lựu đạn RG-60TB của Nga

Lựu đạn chống tăng RKG-3 đã được trang bị cho quân đội Liên Xô trong năm 1950. Lựu đạn này không chỉ phát nổ mà còn có đầu nổ dạng lõm có thể chọc thủng giáp trước của xe tăng dày 200 mm. Nhưng, phải ném lựu đạn theo phương vuông góc với bề mặt, vì vậy nó được trang bị dù ổn định mở ra ngay sau khi ném. Đáng tiếc, RKG-3 hạng nặng là nguy hiểm đối với người lính phóng lựu. Việc phát nổ 500 gram TNT ở khoảng cách 10 mét chắc chắn dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Sau đó, lựu đạn này được thay thế bằng các loại vũ khí hiệu quả hơn và an toàn hơn trong việc sử dụng — bệ phóng tên lửa chống tăng và tên lửa điều khiển chống tăng (ATGM).

© Ảnh : Vitaly V. KuzminLựu đạn chống tăng RKG-3
Lựu đạn chống tăng RKG-3  - Sputnik Việt Nam
Lựu đạn chống tăng RKG-3

Lựu đạn phòng thủ LU 213 của Pháp hành động theo nguyên tắc giống với quả bom bi khét tiếng. Vỏ hình trứng bằng nhựa, bên trong có 100 gram thuốc nổ, 230 bi thép, và cuộn dây thép vỡ ra thành từng mảnh khi lựu đạn phát nổ. Các chuyên gia cho rằng, khác với "limonka", lựu đạn thuộc loại này có bán kính sát thương và tử vong ổn định hơn. Lựu đạn cầm tay NR 423 của Bỉ cũng được thiết kế theo nguyên tắc này.

© Ảnh : WeaponlandLựu đạn phòng thủ LU 213 và LU 216 của Pháp
Lựu đạn phòng thủ LU 213 và LU 216 của Pháp  - Sputnik Việt Nam
Lựu đạn phòng thủ LU 213 và LU 216 của Pháp

Vào cuối Thế chiến II, Đức đã trang bị cho các đơn vị dự bị — dân quân lựu đạn cầm tay Volkshandgranate 45. Đây là một ví dụ điển hình về hoạt động nghiệp dư thô sơ trong điều kiện thiếu hụt kim loại nghiêm trọng. Vỏ lựu đạn được làm bằng… bê tông chứa 150 gram chất nổ "nipolit" — hỗn hợp sỏi và phoi kim loại từ các cơ sở sản xuất. Khác với các loại lựu đạn được sử dụng trong quân đội, quả lựu đạn "dân gian" không có phần tay cầm. Tính tổng cộng, Đức đã sản xuất khoảng 800.000 quả lựu đạn như vậy.

© Ảnh : https://twitter.com/Jacoll21/status/72394549678459289Lựu đạn cầm tay Volkshandgranate 45 (Đức)
Lựu đạn cầm tay Volkshandgranate 45 (Đức) - Sputnik Việt Nam
Lựu đạn cầm tay Volkshandgranate 45 (Đức)

Thật ra, các quả lựu đạn thô sơ, súng phóng lựu dùng một lần "Panzerfaust" và dân quân tự vệ — những người trẻ và cụ già trên thực tế đã bị ném dưới bánh xe tăng Liên Xô, các máy bay chiến đấu phản lực Me-262 và tên lửa hành trình Fau đều không thể cứu Đế chế Đức khỏi thất bại…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала