Tận dụng VKFTA để phát huy lợi thế

© Ảnh : NGUYỄN KHÁNH/ Tuổi TrẻChủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Moon Jae In tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Moon Jae In tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đó là khẳng định của đại diện Hàn Quốc khi đề cập đến việc các DN vẫn chưa tận dụng hết các ưu đãi và thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

Khẳng định tầm quan trọng của VKFTA, ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á — châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, VKFTA được ký kết và có hiệu lực từ cuối năm 2015 là một công cụ quan trọng giúp hai nước thực hiện chiến lược phát triển thương mại kinh tế. Theo đó, các lĩnh vực đầu tư giữa các DN hai nước khá đa dạng; hỗ trợ tích cực cho sự phát triển nền kinh tế năng động toàn diện, cũng như tiến trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa của Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam được coi là "quê ngoại" của nhà đầu tư Hàn Quốc?
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu các sản phẩm dệt may, điện thoại và linh kiện điện tử, thuỷ sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị & phụ tùng, giày dép và nhập khẩu từ Hàn Quốc máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử và linh kiện, nguyên phụ liệu dệt may & da giày, sắt thép, chất dẻo, phương tiện vận tải, xăng dầu…

Theo đánh giá của Bộ Công thương, mặc dù Việt Nam đang nhập siêu từ Hàn Quốc nhưng cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước lại mang tính bổ trợ và không cạnh tranh trực tiếp. Và không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng của đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2017, Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký lên đến 57,6 tỷ USD và hơn 6.500 dự án đầu tư, trong đó 72% tổng vốn đầu tư này được rót vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, với các tên tuổi lớn như Samsung, LG, POSCO, Hyosung, Doosan…

Вьетнамские дети с флагами Вьетнама и Южной Кореи в ожидании прибытия президента Южной Кореи Мун Джэина в Ханое, Вьетнам - Sputnik Việt Nam
Kiến thức tiếng Việt của người Hàn Quốc mang lại gì cho họ?
Các mặt hàng Hàn Quốc và Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan theo Hiệp định VKFTA đều có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt như xoài, tôm, hạt điều… Trong khi đó, các sản phẩm tiêu biểu của Hàn Quốc được hưởng lợi do cắt giảm thuế suất khi xuất khẩu vào thị trường Việt Nam có thể kể đến là xe tải, máy giặt công nghiệp, mỹ phẩm.

Đại diện Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, thành quả của VKFTA đã góp phần nâng cấp quan hệ kinh tế giữa hai nước. Riêng trong lĩnh vực thương mại, quy mô trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng một cách ngoạn mục, từ con số rất khiêm tốn 500 triệu USD vào năm 1992 lên gần USD 64 tỷ vào năm 2017.

Đến cuối năm 2018, mục tiêu trao đổi thương mại giữa hai nước là 70 tỷ USD có thể thành hiện thực và đến năm 2020, kim ngạch thương mại giữa hai nước có thể lên đến 100 tỷ USD theo như Bản ghi nhớ hợp tác mà hai nước đã ký kết vào tháng 3 vừa qua.

Trên thực tế, để tận dụng triệt để lợi thế từ VKFTA, không ít DN Việt đã tìm tòi nghiên cứu và nâng cấp bản thân. Tuy nhiên, để tăng cường năng lực tận dụng các cơ hội mà VKFTA mang lại, bản thân các DN cần có sự thay đổi và xác định rõ mục tiêu cần thay đổi. 

Việt Nam - Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam và "cái bắt tay" với Chính phủ Hàn Quốc
Theo ông Dea Koo Choi, chuyên gia dịch vụ Hải quan (Công ty Dịch Vụ Hải Quan Shinhan), DN Việt cần thay đổi và nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ nhân viên, đặc biệt là bộ phận nghiên cứu và phát triển kinh doanh trong việc tiếp cận với các cơ sở dữ liệu về các FTA để từ đó có các biện pháp ứng phó với những thay đổi. Đồng thời, việc thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin với các DN trong việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do như VKFTA là hết sức cần thiết.

Ông Lê An Hải nhận định, để hiện thực hóa mục tiêu kim ngạch hai chiều đạt 100 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam sẽ đưa ra bản dự thảo kế hoạch hợp tác với Hàn Quốc để xuất khẩu sang nước này với các nhóm mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như các mặt hàng nông thủy sản.

Trong thời gian tới, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hợp tác và đưa ra các chứng nhận này cho mặt hàng tươi sống bên cạnh mặt hàng đông lạnh đã thỏa thuận và công nhận để giảm thiểu chi phí sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu cho các DN. Đặc biệt, Việt Nam cũng định hướng đẩy mạnh kết nối các mặt hàng tiêu dùng với các chuỗi cung ứng và phân phối của Hàn Quốc như AEON, Lotte…

Nguồn: thoibaonganhang

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала