Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mỹ quyết không mời Trung Quốc dự tập trận vì quân sự hóa Biển Đông

© REUTERS / U.S. Navy/Erik HildebrandtĐại Tây Dương. Máy bay tiêm kích-ném bom F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ bay phía trên hàng không mẫu hạm “Gerald Ford”.
Đại Tây Dương. Máy bay tiêm kích-ném bom F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ bay phía trên hàng không mẫu hạm “Gerald Ford”. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ khiến Bắc Kinh "bị bẽ mặt" khi thẳng thắn tuyên bố không mời Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC năm nay vì các động thái quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông đi ngược lại nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận này.

Ngày 23-5 (giờ Mỹ), Lầu Năm Góc thông báo không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018 do Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức, nhằm phản ứng với các động thái quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam
Mỹ kêu gọi Trung Quốc rút hệ thống vũ khí khỏi quần đảo Trường Sa

"Như một phản ứng trước tiên đối với việc quân sự hóa liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng tôi hủy lời mời hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho cuộc tập trận RIMPAC 2018" — Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của người phát ngôn Lầu Năm Góc, trung tá Christopher Logan.

Trung tá Logan không nêu chi tiết Chính phủ Mỹ tiếp theo có thể sẽ có các phản ứng nào khác. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh có "chứng cứ rõ ràng" cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa chống hạm, các hệ thống tên lửa đất đối không cùng hệ thống gây nhiễu điện tử tới các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép.

© Flickr / U.S. Pacific FleetCuộc tập trận hải quân RIMPAC
Cuộc tập trận hải quân RIMPAC - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận hải quân RIMPAC

Ông Logan nhấn mạnh việc Trung Quốc quân sự hóa liên tục các thực thể tranh chấp ở Biển Đông chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực.

"Cách hành xử của Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC" — người phát ngôn Lầu Năm Góc nêu rõ.

Tàu USS Stethem ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Philippines không tin rằng nước Mỹ sẽ giúp đỡ trong vấn đề Biển Đông
Trước việc Mỹ hủy lời mời tham gia RIMPAC, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã ra tuyên bố đáp trả.

"Chúng tôi nhận thấy đây là một động thái không mang tính xây dựng" — ông Vương phát biểu trước báo giới ở Washington sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc còn biện bạch rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính tự vệ. Ông Vương nói rằng Bắc Kinh chỉ đang thực hiện trên một "quy mô nhỏ hơn nhiều" so với những gì Mỹ đã làm ở Hawaii và Guam.

"Chúng tôi hi vọng Mỹ sẽ thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực như vậy" — ông Vương tuyên bố.

Việc ông Vương so sánh những gì Bắc Kinh làm ở các đảo nhân tạo ở Trường Sa với các hoạt động của Washington ở Hawaii (vốn thuộc lãnh thổ của Mỹ) chẳng khác nào Trung Quốc cố tình khẳng định rằng các thực thể mà Bắc Kinh cải tạo phi pháp ở Trường Sa là của Trung Quốc.

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc triển khai ở biển Đông

Tuần trước Trung Quốc ngang nhiên cho hạ cánh và cất cánh các máy bay ném bom trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh chụp vệ tinh ngày 12-5 còn cho thấy Trung Quốc dường như đã triển khai các tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm. Đến ngày 20-5, các tên lửa này vẫn được nhìn thấy từ vệ tinh, theo Đài Fox News.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Quyền chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông tới đâu?
Ông Abraham Denmark — cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề Đông Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, đánh giá việc Mỹ không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2018 mang tính biểu tượng lớn.

"Nó cho thấy quan hệ Mỹ-Trung đang thay đổi theo chiều cạnh tranh ngày càng căng thẳng, và Lầu Năm Góc nhận thấy ‘lợi nhuận đang giảm dần' khi hợp tác quân sự với Trung Quốc" — ông Denmark nhận định.

Đầu tháng này, Mỹ cho biết Washington nêu quan ngại với Bắc Kinh về các động thái quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo sẽ có hậu quả trong ngắn hạn và dài hạn.

RIMPAC được xem là cuộc tập trận hải quân quốc tế có quy mô lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần ở Hawaii vào giữa tháng 6 và 7. Trung Quốc đã tham gia hai lần RIMPAC gần nhất vào năm 2014 và 2016.

Theo: Reuters, Fox News, Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала