Sao cứ để nông sản Việt như cô gái quê mãi chờ thương lái Trung Quốc đến tán tỉnh?

© Ảnh : Dân TríBà Nguyễn Thị Thành Thực nêu ý kiến về cách tiêu thụ của nông sản Việt trên kinh nghiệm 20 năm làm thương lái.
Bà Nguyễn Thị Thành Thực nêu ý kiến về cách tiêu thụ của nông sản Việt trên kinh nghiệm 20 năm làm thương lái. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chia sẻ thực tế sự bị động tìm kiếm thị trường cho nông sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thành Thực, một thương nhân buôn bán nông sản với Trung Quốc đã đưa ra nhiều kinh nghiệm xương máu sau hơn 20 năm làm xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2018 về nông nghiệp Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội sáng nay (5/6), bà Thực cho biết trải qua kinh nghiệm hơn 20 năm (1997) làm thương lái xuất nông sản sang Trung Quốc, bà nhận thấy thương lái chủ động xuất hàng sang Trung Quốc rất hiếm, chủ yếu người Việt làm nhiệm vụ gom hàng cho phía đối tác Trung Quốc nên dù kiếm được tiền nhưng không cao, bị ép giá.

Bộ trưởng  Trần Tuấn Anh - Sputnik Việt Nam
Ông Trần Tuấn Anh: "Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với hàng nông sản"

"Muốn bán hàng thì bất kỳ thương lái nào cũng phải đưa hàng ra chợ, xem nhu cầu thế nào. Hiện trên thế giới, Trung Quốc được coi là cái chợ lớn, có nhu cầu đa dạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nông sản Việt, thương lái Việt không hề có một gian hàng nào, chúng ta chỉ ngồi nhà bán hàng", bà Thực chia sẻ.

Bà Thực nói ví von nhưng cũng đầy đau xót: "Nông sản Việt ví mình như cô gái quê danh giá chỉ chờ khách đến nhà tán tỉnh, mua đi".

Bà Thực cho hay: Từ năm 2002, một mình bà này xuất được hơn 200 tấn vải sang Trung Quốc mỗi ngày, nhưng hiện nay không thể xuất được vì thương lái Trung Quốc đã sang tận nơi, đặt hàng tận vườn.

"Họ biết Việt Nam có những cái gì ngon nhất, có vào thời gian nào, thu hoạch như nào rồi gom mua. Làm về thương mại, họ giỏi hơn chúng ta. Chúng ta chủ quan, tưởng rằng sản phẩm mình ngon, mình đẹp nên không chủ động thị trường nên bị động về chiến lược và không làm giá được", bà Thực nói.

Ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch huyện Ba Vì cho hay đang kiểm tra, làm rõ thông tin trang trại xây trên đất nông lâm trường của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Trần Quý Kiên - Sputnik Việt Nam
Làm rõ thông tin một thứ trưởng 'gom' đất nông trường
Trong các con bài chiến lược để phát triển ngành nông nghiệp, vai trò người dẫn dắt thương mại là rất quan trọng. Thế giới đang đi vào chợ điện tử thương mại, vì thế điều này là vô cùng quan trọng.

"Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn, chế biến để xuất khẩu vào thị trường này là lợi thế. Người Trung Quốc mua sản phẩm thô Việt Nam để xuất sang Trung Quốc, sắp tới họ sẵn sàng chế biến tại Việt Nam để xuất đi thế giới và sang Trung Quốc", bà Thực nói.

"Tôi nói thật, Trung Quốc vừa là đối tác nhưng vừa là đối thủ lớn nhất của nông sản Việt Nam. Nếu họ được mùa nông sản, Việt Nam cũng được mùa thì chúng ta vẫn thua họ và giá của nông sản Việt vẫn rẻ hơn họ. Kinh nghiệm hơn 10 năm làm thị trường này tôi nhận thấy, trong chuỗi sản xuất, cung ứng và chế biến, Việt Nam thua Trung Quốc 20 năm là ít nhất", vị thương lái chia sẻ.

Nguồn: Dân Trí

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала