Mahathir điều chỉnh chính sách đối ngoại. Những người hàng xóm sẽ hài lòng?

© AP PhotoPenang, Malaysia
Penang, Malaysia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một tháng trôi qua kể từ khi Mahathir Mohamad trở thành thủ tướng Malaysia. Đúng như dự đoán, thủ tướng mới bắt đầu thay đổi chính sách của nước này. Không chỉ nội bộ, mà còn đối ngoại. Rõ ràng, sẽ có không ít những đổi mới trong chính sách đối ngoại của Malaysia, và họ không thể qua được sự chú ý của các nước láng giềng.

Thứ nhất, Mahathir không hài lòng với các điều khoản của thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương — TTP-11. Theo ý kiến ​​của ông, trong đó không tính đến các điều kiện cụ thể từng của quốc gia, mức độ phát triển, đặc biệt là Malaysia, như Mahathir nói, là nước nghèo. Malaysia sẽ không rời bỏ TTP-11, nhưng cần một vị trí đặc biệt trong tổ chức này. 

Thứ hai, ông Mahathir có ý kiến về cách thức vận hành Bộ luật ASEAN về các quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông. Mahathir ủng hộ tự do hàng hải trong vùng biển này và cho rằng nên có một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc  so với người tiền nhiệm của mình, Najib Razak. Bao gồm cà vấn đề về các đảo ở Biển Đông. Đồng thời, ông cũng chống lại cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

© AFP 2023 / KAZUHIRO NOGIThủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad

Thứ ba, Thủ tướng mới đã ra lệnh ngưng lại dự án xây dựng siêu đường sắt cao tốc nối liền Malaysia và Singapore. Quyết định này đã gây ra phản ứng tiêu cực từ Singapore, và thậm chí nhiều hơn, là sự không hài lòng của các doanh nhân Trung Quốc. Vì các công ty Trung Quốc sẽ thực hiện dự án này, và nó có giá rất cao — 14 tỷ đô la.

Một số trong những ý tưởng này ông Mahathir đã tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review trước chuyến thăm Tokyo. Thực tế Nhật Bản là điểm đến trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Mahathir sau cuộc tổng tuyển cử, khẳng định việc thủ tướng mới muốn làm sống lại chính sách trước đây của ông vào những năm 1980 — khi Nhật Bản được lấy như là mô hình cho sự phát triển của Malaysia.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng ly chúc mừng mối quan hệ ngày càng phát triển tốt đẹp giữa hai nước - Sputnik Việt Nam
"Quay ngoắt 180°": Trump bất ngờ muốn quay lại TPP

Những biến đổi như vậy trong chính sách đối ngoại của Malaysia có nghĩa là Kuala Lumpur sẽ làm tổn hại tới quan hệ với Bắc Kinh? Có lẽ sẽ không đi đến tình huống quay ngoắt mối quan hệ. Các cố vấn của Mahathir không khuyên ông tạo xung đột với Trung Quốc, và bản thân ông, như một chính trị gia thông minh và có kinh nghiệm, hiểu rõ Trung Quốc hiện nay là như thế nào. Có lẽ sự hợp tác giữa hai nước sẽ co lại, có thể ở đâu đó ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc sẽ thay thế Trung Quốc.

Đối với những người hàng xóm khác trong khu vực, đặc biệt là ở các nước ASEAN, các sáng kiến của ​​Mahathir khiến họ phải suy nghĩ, và thậm chí có thể đi đến một thoả thuận với Kuala Lumpur để tìm giải pháp mới, nhưng có thể chấp nhận được cho tất cả các bên. Nói chung, Thủ tướng mới của Malaysia sẽ bắt tất cả phải làm việc!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала