Diplomat: Có gì mới trong tàu cứu hộ tàu ngầm cực hiện đại của Việt Nam? (Video)

© AP Photo / Aaron FavilaTàu Lý Thái Tổ của Hải Quân Việt Nam
Tàu Lý Thái Tổ của Hải Quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hải quân Việt Nam tự đóng và trang bị tàu cứu hộ ngầm hiện đại nhằm đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động tuần tra, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo.

Trong bài viết đăng tải trên Tạp chí Diplomat ngày 14/6, nhà phân tích Prashanth Parameswaran cho biết, vào cuối tháng trước, Việt Nam đã tổ chức lễ đặt ky đóng tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên trang bị cho Hải quân.

Niềm vui khi hoàn thành bài tập. - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc: Đặc công hải quân Việt Nam thật đáng gờm, đánh chìm cả tàu sân bay Mỹ

Đây là sự kiện cho thấy Việt Nam đang từng bước xây dựng năng lực trong lĩnh vực được đánh giá là hữu ích để thúc đẩy các lợi ích hàng hải.

Theo ông Parameswaran, cùng với một số quốc gia châu Á khác, Việt Nam đã tích cực đầu tư xây dựng năng lực tác chiến dưới mặt nước trong những năm qua, ưu tiên hàng đầu là mua sắm các tàu ngầm mới từ Nga.

Năm ngoái, Việt Nam đã biên chế 2 chiếc cuối cùng trong tổng số 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636 đặt mua từ Nga theo thỏa thuận năm 2009.

© Ảnh : VTVThiết kế mô phỏng ban đầu của tàu MSSARS 9316
Thiết kế mô phỏng ban đầu của tàu MSSARS 9316 - Sputnik Việt Nam
Thiết kế mô phỏng ban đầu của tàu MSSARS 9316

Besant - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chế tạo thành công tàu cứu hộ ngầm cực kỳ hiện đại
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam còn để mắt tới các khả năng và hình thức hợp tác khác. Chính phủ Việt Nam đã và đang tìm hiểu, cũng như nghiên cứu hợp tác với một số quốc gia trong lĩnh vực cứu hộ tàu ngầm.

Việt Nam cũng đang xem xét cách thức đầu tư vào các tàu tự đóng, không chỉ nhằm phục vụ các chiến dịch cứu hộ, mà còn cả các hoạt động nghiên cứu và khảo sát.

Ngày 24/5 vừa qua, Việt Nam đã tổ chức lễ đặt ky tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên ở thành phố Hải Phòng. Con tàu này (phân loại là tàu cứu hộ và nghiên cứu tàu ngầm đa nhiệm — MSSARS) được đặt tên là MSSARS 9316.

Công tác thi công do nhà máy Z189 đảm nhiệm. Theo ông Parameswaran, đây là đơn vị đã có kinh nghiệm hợp tác, đóng mới nhiều loại tàu hải quân hiện đại theo đơn đặt hàng của nhiều quốc gia khác trước đây.

Tàu MSSARS 9316 có chiều dài 93m, rộng 16m, cao 5.85m và có lượng giãn nước 4.000 tấn. Tàu có sàn đỗ trực thăng trước mũi, các hệ thống động lực và các hệ thống khác đảm bảo cho tàu hoạt động trong điều kiện đến cấp gió cấp 9 và cấp sóng 12 để tàu có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn ngầm.

Ông Parameswaran nhận định, sẽ cần chờ đợi một thời gian nữa trước khi con tàu sẵn sàng hoạt động và khi ấy mới có thể đánh giá xem Việt Nam sử dụng nó như thế nào.

Tàu tên lửa lớp Molniya thực hiện bắn pháo - Sputnik Việt Nam
Tàu tên lửa tấn công nhanh Việt Nam phối hợp tác chiến cùng Molniya 1241.RE và Gepard 3.9
Trong buổi lễ đặt ky, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã yêu cầu Nhà máy đóng tàu Z189 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để triển khai và thực hiện đóng tài đúng kế hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng và bàn giao đưa vào biên chế, hoạt động đúng kế hoạch.

Đây cũng sẽ là chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam, đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm của mình hoạt động tuần tra, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo. Cùng với đó, khi đưa tàu vào hoạt động có thể tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm cho lực lượng Hải quân quốc tế.

Theo ông Parameswaran, trong tương lai, vai trò của MSSARS 9316 có thể không chỉ dừng lại trong các chiến dịch cứu hộ tàu ngầm quốc tế, mà còn trong các hoạt động khảo sát, nghiên cứu đại dương, đo vẽ bản đồ đáy biển.

Theo: Thời đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала