Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Điều gì gây nên động thái quân sự tích cực của châu Âu ở vùng biển Đông?

© Ảnh : baomoiKhu trục hạm Mỹ USS Dewey (trái) cùng tàu khu trục Nhật JS Izumo xuất hiện ở Biển Đông hồi tháng 5.2017
Khu trục hạm Mỹ USS Dewey (trái) cùng tàu khu trục Nhật JS Izumo xuất hiện ở Biển Đông hồi tháng 5.2017 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo tin đưa của South China Morning Post, vào tháng 8 Pháp sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng Đông Nam Á với sự tham gia của không quân.

Tuần này, ở vùng biển Đông, theo dự kiến sẽ diễn ra cuộc tuần tra chung của Pháp và Anh, trong đó, ngoài hai tàu chiến Pháp sẽ còn có hai tàu khu trục của Anh và tàu trực thăng đổ bộ. Nguyên nhân gì gây nên động thái quân sự tích cực của các cường quốc châu Âu, vốn nằm cách xa khu vực châu Á này? Đây là vấn đề được bàn tới trong bình luận dành riêng cho Sputnik của chuyên gia quân sự Nga Vasili Kashin.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Giữa Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ nói Trung Quốc đe dọa chủ quyền nước khác ở Biển Đông
Bắt đầu từ những năm 2013-2014, hai cường quốc quân sự biển ở châu Âu là Pháp và Anh thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn đối với sự hiện diện của mình tại vùng biển Đông. Từ khi bắt đầu giai đoạn căng thẳng ở khu vực này, liên quan tới vấn đề các hòn đảo nhân tạo, đại diện của Anh và Pháp đã tuyên bố về ý định giữ vai trò riêng trong vấn đề an ninh khu vực.

Chẳng hạn, Anh nhớ lại thỏa thuận năm bên từ ngày nào về quốc phòng với sự tham gia của bản thân Anh, Úc, New Zealand, Singapore và Malaysia. Pháp dần dần tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của mình. Cả hai nước đều tiến hành kích hoạt tương tác trong lĩnh vực quốc phòng với các quốc gia trong khu vực, là các quốc gia không có mối quan hệ liên minh với hai nước này.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Mỹ đã dần “vô hiệu hóa” âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Anh và Pháp tỏ rõ sự đoàn kết với Mỹ trong các vấn đề liên quan tới tình hình ở vùng biển Đông. Bắt đầu từ năm 2014, hai nước này bắt đầu gửi các tàu chiến của mình tới khu vực nói trên. Vào cuối tháng 5 năm nay, hai tàu chiến của Pháp đã tiến tới gần vùng đảo hiện Trung Quốc đang kiểm soát ở vùng biển Đông.

Những người châu Âu tăng cường sự hiện diện quân sự tốn kém về tài chính ở châu Á hoàn toàn không phải vì họ hùng mạnh. Ngược lại, họ yếu và không thể tự lập giải quyết cả những vấn đề chiến lược đơn giản ở các khu vực xung quanh châu Âu. Kinh nghiệm của chiến dịch do liên minh thực hiện ở Lybia năm 2011 và chiến dịch của Pháp mang tên "Serval" ở Mali cho thấy một điều rằng thậm chí các cường quốc lớn nhất ở châu Âu cũng hoàn toàn bị phụ thuộc vào sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến NATO có nguy cơ nào ở Biển Đông
Lực lượng vũ trang của châu Âu gặp phải vấn đề với các hệ thống mua sắm vũ khí phức tạp và tốn kém, cũng như vấn đề thiếu hụt tài chính. Ví dụ, trước khi Pháp bảo mật thông tin về khả năng sử dụng của các tàu ngầm Rubis, được biết rằng chỉ số này vào năm 2014 chỉ ở mức 46,2%.  Hệ số sử dụng của khoảng 150 máy bay chiến đấu Mirage2000 thuộc các phiên bản khác nhau cũng chỉ dao động ở mức từ 32,9% tới 41,7% (không tính các máy bay mang vũ khí hạt nhân Mirage2000N, vì không có thông tin về khả năng sử dụng của các phi cơ này). Hai loại máy bay này là cơ sở của sức mạnh không quân Pháp, trong khi đó, chúng ta đang nói tới một đất nước có ngân sách quân sự ngang với Nga. Còn Anh, do tình trạng kỹ thuật của hạm đội Anh trở nên tồi tệ đi vào đầu năm 2017, nước này rơi vào hoàn cảnh, khi mà không có bất kỳ chiếc tàu ngầm nào trong số các tàu ngầm đa năng của Anh sẵn sàng ra biển.

Đồng thời, các nước Tây Âu phản đối kêu gọi của Mỹ về việc tăng chi phí quân sự và đạt tới việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ để "kiềm chế Nga". Vậy vì sao trong khi phải đối mặt với những khó khăn như vậy và không có khả năng bảo vệ chính mình, người châu Âu lại chi tiền để đưa các tàu chiến của mình tới tận một nơi xa xôi trên thế giới?

Các nước này không thể thay đổi cân bằng lực lượng ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Những chiếc tàu chiến mà Anh và Pháp có thể gửi tới vùng phía tây của Thái Bình Dương nếu đem so sánh với các hạm đội hùng hậu của châu Á như hạm đội của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì hầu hết là các tàu chiến cũ và được vũ trang kém. Khi xảy ra bất kỳ xung đột quân sự lớn nào ở vùng Thái Bình Dương, tàu chiến của Pháp và Anh sẽ gần như bất lực. Lời giải thích duy nhất có thể đưa ra ở đây là: sự hiện diện ở vùng biển Đông, theo đánh giá của các chuyên gia châu Âu, cho phép nhấn mạnh vai trò của Anh và Pháp trong vấn đề an ninh quốc tế và tạo ra thêm những lập luận trong đối thoại với Mỹ.

Muỗi hút máu - Sputnik Việt Nam
Triển khai xuồng robot "nhung nhúc" ở Biển Đông: Trung Quốc dùng chiến thuật muỗi hút máu?
Như vậy, các nước châu Âu đang đi theo một chiến lược hết sức lạ lùng. Không có đủ phương tiện quốc phòng cho bản thân mình, Pháp và Anh lại chi những nguồn lực vốn đã eo hẹp của mình cho việc hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương. Các nước này cho rằng bằng việc gửi tới khu vực này vài chiếc tàu chiến cũ kỹ, không mang mấy ý nghĩa về mặt quân sự, sẽ bắt Mỹ phải cảm thấy mình có những nghĩa vụ đạo đức trước châu Âu và tính tới lợi ích của Anh và Pháp. Vì mục đích này, hai nước châu Âu này sẵn sàng làm phức tạp mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác kinh tế quan trọng của mình. Xét tới kết quả cuộc gặp mặt thượng đỉnh G7 cách đây không lâu và việc Mỹ áp thuế chống các mặt hàng của châu Âu thì động thái này thật lạ lùng. Chúng ta sẽ cùng đợi xem chính sách này đưa tới đâu- chuyên gia quân sự Nga kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала