Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình khóc nghẹn nói về "động cơ trong sáng"

© Ảnh : Văn Châu/VietnamnetBị cáo Đặng Thanh Bình
Bị cáo Đặng Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi tự bào chữa bổ sung, nguyên Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình đã nghẹn khóc, luật sư bào chữa cho ông đề nghị HĐXX xem xét không xử lý trách nhiệm hình sự với ông Bình.

Chiều nay (27/6), các luật sư bào chữa cho các bị cáo đối đáp lại quan điểm luật tội của đại diện Viện kiểm sát (VKS).

Ông Đặng Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Ông Đặng Thanh Bình: "Thống đốc mới là người quyết định cuối cùng!"

Luật sư Nguyễn Xuân Bính, bào chữa cho bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, để làm rõ ông Bình có thiếu trách nhiệm hay không, luật sư nhận thấy các văn bản ghi nhận quyền hạn, trách nhiệm của ông Bình thể hiện rõ trong quyết định 1239. Bên cạnh đó, trách nhiệm, quyền hạn còn được thể hiện ở quyết định 78 về việc thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo NHNN chứ không làm thay công việc giám sát. Luật sư cho rằng, đây là cơ sở để xem xét ông Bình có làm tròn trách nhiệm của mình hay không.

Luật sư Bính nêu, cơ quan thanh tra giám sát là cơ quan trực tiếp, thẩm định hồ sơ trình lãnh đạo NHNN xem xét. Luật sư nhận thấy có rất nhiều tài liệu, tờ trình trình cho ông Bình về tình trạng Ngân hàng Đại Tín (sau là VNCB), đều được ông Bình xem xét kỹ. Ông Bình không hề bỏ sót một tờ trình nào. Theo đó, luật sư nêu quan điểm VKS cho rằng bị cáo Bình thiếu trách nhiệm thì vẫn chưa có căn cứ.

© Ảnh : Huyền Trâm/BizliveNguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình
Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình  - Sputnik Việt Nam
Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình

Nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng?
VKS cho rằng, ông Bình là người đồng ý ông Phạm Công Danh tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Thông tin mua cổ phần ngân hàng của nhóm Thiên Thanh nhưng danh sách cổ đông không có gì thay đổi.

Mặt khác, ngày 3/7/2012, cơ quan giám sát đã trình tờ trình 1024 tại cuộc họp của ban lãnh đạo NHNN, cho thấy ông Bình không đủ thẩm quyền cho phép ông Danh tham gia tái cơ cấu, thể hiện trong kết luận cuộc họp. Luật sư cho rằng ông Bình đã thực hiện trọn vọn nhiệm vụ của mình, quyết định này là của  NHNN chứ không riêng ông Bình.

Theo luật sư Bính, việc xây dựng tái cơ cấu ngân hàng là một quá trình lâu dài và trong một năm tái cơ cấu, cơ quan giám sát đã có rất nhiều tờ trình xây dựng đề án. Bản thân bị cáo cũng có những chỉ đạo sát sao về phương án, vấn đề chấp nhận chuyển nhượng cổ phần, cuộc họp liên ngành tháng 12/2012 cho thấy quyết định cho ông Danh tham gia tái cơ cấu là của tập thể NHNN. Vậy cơ sở nào để VKS đưa ra quan điểm cho rằng ông Bình là người quyết định?

Ông Đặng Thanh Bình (thứ 3 từ trái qua) khi còn đương chức - Sputnik Việt Nam
Ông Đặng Thanh Bình hầu tòa: Vì đâu nên nỗi?
Luật sư Bính cho biết, ngay từ đầu, cơ quan giám sát đã yêu cầu ngân hàng cung cấp năng lực tài chính. Cơ quan thanh tra giám sát có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ năng lực trước khi trình ban lãnh đạo NHNN. Khi xem xét các tờ trình, ông Bình đều lưu ý rằng cơ quan thanh tra giám sát cần phải lưu ý, xem xét kỹ năng lực tài chính. Ông Bình rất xem trọng việc chỉ đạo tái cơ cấu 6 ngân hàng trong đó có Ngân hàng Đại Tín.

VKS căn cứ vào bút phê "việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này" và cho rằng ông Bình không kiểm tra vốn góp. Theo luật sư, kiểm tra vốn góp là cụ thể hóa kiểm tra năng lực tài chính. Tại sao có thể nói bút phê này là không chỉ đạo kiểm tra năng lực tài chính?

Theo đó, luật sư nêu ông Bình đã có văn bản kiểm tra rõ nguồn tiền của nhóm đầu tư mới. Thứ hai, khi Ngân hàng Đại Tín đề xuất tăng vốn, ông Bình cũng có văn bản kiểm tra vốn góp, dòng tiền.

Luật sư Bính mong muốn lời khai của bị cáo, lời bào chữa sẽ được hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét kỹ lưỡng. Tại sao chỉ xảy ra với Đại Tín, nếu thiếu trách nhiệm thực sự thì các ngân hàng khác cũng không thành công khi tái cơ cấu cùng thời điểm 2012. Có phải phương án tái cơ cấu không đúng, chủ trương không đúng hay sai ở khâu nào đó?

Ông Trần Bắc Hà. - Sputnik Việt Nam
Ông Trần Bắc Hà “thoát tội"?
Luật sư cho rằng việc chỉ đạo tái cơ cấu rất kịp thời, đúng đắn. Nguyên nhân đổ vỡ tái cơ cấu do ông Phạm Công Danh đã có thủ đoạn rất tinh vi, che giấu sự thật.

Luật sư nêu mức đề nghị 4-5 năm của VKS là quá áp lực với ông Bình, với các bị cáo và với cả những lãnh đạo khác.

"Nếu xem xét tổng thể, đối chiếu theo quy định về tội thiếu trách nhiệm, phân tích chủ thể khách quan, mối quan hệ nguyên nhân hậu quả trong trường hợp này có hay không. Chúng tôi đề xuất nếu có thể, không xem xét trách nhiệm hình sự với ông Bình", luật sư trình bày tại tòa.

Tự bào chữa bổ sung, ông Đặng Thanh Bình cho biết, muốn nói đến thời kỳ năm 2011 — 2012, tình hình kinh tế trong nước khó khăn, nợ nần khối doanh nghiệp lớn, chứng kiến lãi suất vay mượn trên thị trường cao, lãi suất liên ngân hàng 15-17%, lãi suất cho vay 25 —26%, có doanh nghiệp vay đến 30%.

"Đó là bối cảnh tái cơ cấu. Chúng tôi thực hiên tái cơ cấu trong khi nguồn lực không có, tái cơ cấu không có quy định về hoạt động tái cơ cấu, bước vào tái cơ cấu không được chuẩn bị về kinh nghiệm trong khi tái cơ cấu là bắt buộc phải làm, nếu không hậu quả là vô cùng lớn", ông Bình nêu.

Bị cáo Bình cho rằng, những người được giao việc tái cơ cấu là những người có động cơ trong sáng. Nói đoạn, nguyên Phó Thống đốc NHNN khóc nghẹn và được chủ tọa cho về chỗ.

 Theo: Bizlive

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала