Chống tham nhũng: Nâng cao giám sát nhân dân, phát hiện “củi tươi” để xử lý

© Fotolia / ChachaniṭĐồng Việt Nam
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Đã chống tham nhũng là phải làm triệt để, tận gốc, làm dứt điểm, chứ đừng nói làm triệt để là “triệt” xong rồi “để” lại thì cũng như không..."

Từ việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã kết luận xử lý kỷ luật và pháp luật đã xử phạt đến cả đảng viên là Ủy viên Bộ Chính trị đến việc nhiều bộ trưởng, thứ trưởng, nhiều sỹ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang bị vạch rõ những sai phạm đã cho thấy quyết tâm chính trị trong phòng chống tham nhũng của Đảng ta.

Quyết tâm ấy đang góp phần vào công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng để Đảng ta trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Nhiều cán bộ sinh hoạt trong Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TPHCM thời gian gần đây rất phấn khởi và tin tưởng vào kết quả công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.

Ông Nguyễn Trọng Xuất, Phó Chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TPHCM (trong kháng chiến, ông Xuất từng đảm nhiệm cương vị Phó Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn — Gia Định) cho biết, ông đánh giá rất cao quyết tâm của Đảng ta trong việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế đấu tranh phòng chống tham nhũng; đặc biệt, Tổng Bí thư trực tiếp đứng đầu Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Ông Xuất khẳng định: Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cơ chế cho phép thực hiện đồng bộ, hiệu quả và triệt để nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Nhắc lại câu chuyện những năm trước, mà cụ thể là thời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (tức ông Sáu Khải), khi chúng ta chưa có đủ cơ chế để phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Trọng Xuất đặc biệt ấn tượng với câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng: "Chống quan liêu và tham nhũng là công việc khó lắm, nó do cái cơ chế của chúng ta. Nhưng mà bây giờ thì gỡ được rồi, chứ như thời anh Sáu Khải thì không gỡ được. Anh ấy không gỡ được và anh ấy nói thẳng rằng anh ấy là Thủ tướng mà lại không làm được những việc mà mình mong muốn để xây dựng lại tổ chức, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho thật tốt lành… thì anh ấy có một cái tâm sự nên xin nghỉ trước 1 năm. Anh ấy cũng tâm sự với anh em và những người gần gũi…"

Cũng đánh giá cao quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng, cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Cường ở phường 4, quận 10, TPHCM tin tưởng với việc Đảng đã loại khỏi danh sách đảng viên đến cả Ủy viên Bộ Chính trị, bị pháp luật xử phạt đến trên 30 năm tù; hay như đã có những cán bộ cấp trung tướng, thiếu tướng, từng được phong anh hùng… nhưng nếu bàn tay dính chàm, tham nhũng hay bảo kê, đồng lõa với sai phạm đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Chống tham nhũng: Không để các bản kê tài sản “ngủ yên” trong hộc tủ

Theo ông Cường, tham nhũng bây giờ rất tinh vi, nhưng ông tin vào quyết tâm phòng chống của Đảng, Nhà nước ta, tin không có vùng cấm. Ông Cường kiến nghị, nếu những người được giao nhiệm vụ phòng chống tội phạm, trong đó có nạn tham nhũng mà lại đi tiếp tay cho tội phạm, bao che kẻ phạm tội thì phải xử phạt nặng hơn để răn đe.

"Đợt này Tổng Bí thư chỉ đạo có nghị quyết của Trung ương Đảng làm rất quyết liệt. Tôi theo dõi từ xưa đến giờ chưa có Ủy viên Bộ Chính trị nào bị kỷ luật đưa lên báo đài nhưng đợt này Trung ương Đảng ta đã làm được, Bộ Chính trị ta đã làm được. Không riêng gì Ủy viên Bộ Chính trị mà còn có cả cấp tướng… Ngày xưa chỉ nói sơ sơ, rồi "chìm xuồng"… Đợt này Đảng ta làm rất kiên quyết"- ông Cường nói. 

Ông Cường cũng hóm hỉnh: "nhưng mà tôi cũng cho rằng đã làm là phải làm triệt để, tận gốc, làm dứt điểm, chứ đừng nói làm triệt để là "triệt" xong rồi "để" lại thì cũng như không…"

Tiến sỹ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ TPHCM cũng cho rằng: Thời gian qua, Đảng ta đã rất quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh.

Ông Hùng mong muốn Đảng cần tiếp tục làm quyết liệt, đến nơi đến chốn, không còn vùng cấm, đặc biệt không còn ai được đứng trên kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ai dính vào tham nhũng đều phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Có như vậy, những người manh nha muốn tham nhũng phải khiếp sợ, từ bỏ.

PVC đang chìm trong khủng hoảng khi dàn lãnh đạo cấp cao bị bắt giữ và kết quả kinh doanh bết bát, thua lỗ. - Sputnik Việt Nam
Chống tham nhũng – cuộc chiến không khoan nhượng

Theo Tiến sỹ Nguyễn Việt Hùng, bên cạnh thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta cần phát huy hơn nữa sự giám sát của nhân dân đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhằm phát hiện được "củi khô, củi tươi", những "thân cây" đã hỏng để xử lý kịp thời. 

"Tôi cho rằng bên cạnh những việc đã rõ, đã làm thì chúng ta cần thường xuyên cảnh giác, tăng cường dân chủ trong Đảng, đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình và huy động toàn bộ sức mạnh của toàn Đảng, của toàn dân để chúng ta làm sao nhanh chóng phát hiện "củi" đang tươi mà đã hỏng… Lúc đó thì hiệu quả chống tham nhũng mới cao hơn" — ông Nguyễn Việt Hùng nói.

Quyết tâm, kết quả và kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng thời gian qua, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 đến nay là không thể phủ nhận và đã được toàn Đảng, toàn dân ghi nhận, đánh giá cao. Đó là những bài học quý báu cả về lý luận và thực tiễn để Đảng làm trong sạch đội ngũ, hoàn thành sứ mệnh.

Nguồn: vov

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала