Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia Nga về sự tham gia của Việt Nam trong tập trận hải quân cùng Hoa Kỳ

© REUTERS / U.S. Navy/Intelligence Specialist 1st Class Steven RoblesTập trậm RIMPAC 2018
Tập trậm RIMPAC 2018 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ đứng ra tổ chức mang tên RIMPAC 2018 “Vành Đai Thái Bình Dương” đang diễn ra trong khu vực quần đảo Hawaii.

Theo tin của Hải quân Hoa Kỳ, tham gia cuộc diễn tập có 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân đến từ 26 quốc gia khác nhau.  RIMPAC 2018 là cuộc tập trận thứ 26 kể từ khi nó được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971. Và đây la lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia cuộc diễn tập. Còn Hải quân Trung Quốc không tham gia hoạt động này: cách đây một tháng phía Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC, dưới cái cớ Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông.

© REUTERS / U.S. Navy/Mass Communication Specialist 1st Class Jason AbramsTàu Canada HMCS Vancouver tại RIMPAC 2018
Tàu Canada HMCS Vancouver tại RIMPAC 2018 - Sputnik Việt Nam
Tàu Canada HMCS Vancouver tại RIMPAC 2018

Đại Tây Dương. Máy bay tiêm kích-ném bom F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ bay phía trên hàng không mẫu hạm “Gerald Ford”. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới
Phải chăng sự tham gia của Việt Nam trong cuộc diễn tập là một dấu hiệu về việc chính sách đối ngoại của Việt Nam bắt đầu ngả về Hoa Kỳ?— Sputnik  đã nêu câu hỏi này với nhà khoa học chính trị Nga, GS Dmitry Mosyakov, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông học, Viện Hàn lâm khoa học Nga. Theo ý kiến của ông, không có cơ sở nào để nói như vậy.

Giáo sư nhận xét: Đôi khi có ấn tượng rằng Việt Nam đang ngả theo hướng này hay hướng kia. Ví dụ, trong trường hợp với cuộc tập trận RIMPAC, có vẻ như Việt Nam ngả theo Hoa Kỳ. Còn trong trường hợp với dự luật mới về thuê đất dài hạn — ngả theo Trung Quốc. Trên thực tế, đây không phải là sự chuyển hướng chính sách đối ngoại mà là một lập trường rõ ràng có nguyên tắc. Mục đích của chính sách này là duy trì an ninh và ổn định chính trị ở Việt Nam, cũng như trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

James Mattis - Sputnik Việt Nam
Biển Đông trên bàn đàm phán Mỹ - Trung: Bắc Kinh "o ép và bắt nạt người khác"
Giáo sư Mosyakov tin chắc rằng, Việt Nam đang theo đuổi chiến lược tìm kiếm chỗ đứng trong kiến ​​trúc luôn thay đổi của mối quan hệ Mỹ-Trung-Việt Nam để tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Ông Mosyakov nêu ví dụ: gần đây một trạm kiểm soát mới đã mở cửa trên biên giới với Trung Quốc. Giáo sư đã tham dự lễ khai trương và đã tận mắt thấy hàng ngàn thương gia Việt Nam với hàng hóa của họ đi qua trạm kiểm soát đến Trung Quốc mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Giáo sư Mosyakov nói tiếp:  Khi thực hiện đường lối chiến lược, trong một số tình huống Việt Nam xích lại gần hơn Trung Quốc, trong những tình huống khác — Hoa Kỳ. Nhưng, trong mọi tình huống Hà Nội luôn cư xử theo cách có lợi cho chính Việt Nam. Do đó, không nên nói rằng, trong chính sách đối ngoại Việt Nam đang bắt đầu ngả theo hướng này hay hướng khác. Quốc gia này đang thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, tập trung vào việc nhận được một số lợi ích nhất định từ cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала