'Vũ khí' nhạy cảm của Trung Quốc: Thế giới nín thở, Việt Nam thủ thế

© REUTERS / Hyungwon KangQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ ngày càng căng thẳng, Trung Quốc vừa tung một thứ “vũ khí” nhạy cảm. Áp lực đối với thị trường tài chính toàn cầu vốn đã rất lớn, giờ tăng vọt. Nhiều khả năng thế giới sẽ trải qua một cơn biến động mới.

Diễn biến bất ngờ

Liên tiếp 10 ngày qua, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc giảm không ngừng. Tới 27/6, đồng nội tệ của Trung Quốc đã giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng: 6,6 NDT đổi 1 USD. Đây là một diễn biến nằm ngoài nhiều dự báo cho năm 2018.

Theo tờ SCMP, đây là lần đầu tiên NDT giảm xuống dưới ngưỡng nhạy cảm này. Nó còn giảm sâu hơn nhiều so với cú sốc hồi giữa tháng 8/2015 khi Ngân hàng Trung ương TQ (PBoC) khiến cả thế giới bất ngờ với việc đưa cơ chế quản lý đồng NDT sang một trang mới, chuyển từ neo buộc sang thả nổi có điều chỉnh so với đồng USD của Mỹ với kết quả đồng NDT trong 3 ngày giảm gần 5% xuống còn 6,45 NDT/USD, mức thấp kỷ lục trong suốt 4 năm trước đó.

Tỷ giá USD/NDT tụt giảm xuống dưới ngưỡng lịch sử sau khi PBoC giảm mạnh tỷ giá tham chiếu.

© AFP 2023 / NICOLAS ASFOURIMagazines featuring front pages of US President Donald Trump (L) and China's President Xi Jinping (R) are displayed at a news stand in Beijing
Magazines featuring front pages of US President Donald Trump (L) and China's President Xi Jinping (R) are displayed at a news stand in Beijing - Sputnik Việt Nam
Magazines featuring front pages of US President Donald Trump (L) and China's President Xi Jinping (R) are displayed at a news stand in Beijing

Trước đó, khi mà đồng USD liên tục tăng giá và đồng NDT không ngừng đi xuống, giới quan sát đã dự báo ngưỡng 6,6 NDT đổi 1 USD sẽ bị phá vỡ. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng nó lại đến sớm như vậy, nhất là có những khoảng thời gian Mỹ và Trung Quốc tưởng chừng đã có những thỏa thuận để tránh một cuộc chiến thương mại.

Như vậy, chỉ trong 2 tuần qua, đồng NDT đã giảm 3,4%. Đây là đợt giảm mạnh chưa từng có kể từ cú sốc "gây chiến" của Trung Quốc hồi giữa tháng 8/2015, vốn khiến thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc cũng như thế giới, trong đó có Việt Nam chao đảo trong một thời gian dài.

Cú giảm giá đồng NDT lần này diễn ra trong bối cảnh Chính quyền Thổng thống Mỹ Donald Trump liên tục gây áp lực đối với Trung Quốc để yêu cầu Bắc Kinh cắt giảm thặng dư thương mại vốn ở mức hàng trăm tỷ USD đối với Mỹ.

Trung Quốc tỏ ra khá sốc với những quyết định chấn động của ông Trump, từ việc công bố danh sách các mặt hàng trị giá hàng chục tỷ USD của Trung Quốc bị áp mức thuế 25% cho tới cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cảnh báo sẽ áp thuế bổ sung nếu nước này dùng các biện pháp trả đũa. Ông Trump sau đó tiếp tục công bố các kế hoạch áp mức thuế 10% đối với gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD.

Trong động thái mới nhất, chính quyền Donald Trump tuyên bố sẽ ngăn chặn bất cứ doanh nghiệp nào có từ 25% cổ phần do Trung Quốc nắm giữ trở lên thâu tóm các công ty công nghệ Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang hướng nền kinh tế công nghệ với những tham vọng chưa từng có về ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc muốn thâu tóm nhiều DN công nghệ trên thế giới để nắm giữ nhiều phát minh, sở hữu trí tuệ để thống lĩnh nền công nghiệp hàng hóa thế giới.

Trung Quốc sốc với những thay đổi bất ngờ của chính quyền Donald Trump nhưng cũng không quên tuyên bố sẽ trả đũa, sẽ "đánh lại" và không nhượng bộ trước bất kỳ sức ép bên ngoài nào.

Cuộc chiến tiền tệ: Cú sốc 2015 lặp lại?

Với Trung Quốc, những chính sách về thuế của Mỹ thì Bắc Kinh có thể đáp trả tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa bị áp thuế. Tuy nhiên, quyết định ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận tới các công nghệ có thể là một đòn đánh mạnh của Mỹ.

Trong khi đó, điều mà ông Donald Trump chú tâm và e ngại nhất kể từ khi còn chạy đua vào Nhà Trắng cho tới tận bây giờ chính là một đồng NDT yếu. Ông Trump đã liên tục cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng tiền và đây là điều "không thể chấp nhận được".

Trong năm 2015, Trung Quốc đã một lần nới lỏng mạnh mẽ đồng NDT thông qua một cơ chế quản lý hoàn toàn mới: thả nổi có điều chỉnh.

Ông Trump cho rằng Trung Quốc đã duy trì một đồng NDT ở mức thấp để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, trong khi lãi suất tại Mỹ tăng sẽ khiến đồng USD lên giá, làm cho hàng hóa của nước này trở nên đắt hơn.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, đồng USD đã giảm giá đáng kể so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có đồng NDT của Trung Quốc. Nhưng gần đây, đồng USD có xu hướng tăng theo đà tăng lãi suất của Fed và giờ đây chịu ảnh hưởng của một chính sách nới lỏng tiền tệ mới của Trung Quốc.

© Fotolia / VkilikovĐô la Mỹ, đồng nhân dân tệ
Đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế mạnh tay với hàng hóa Trung Quốc và "dán nhãn" nước này là một quốc gia thao túng tỷ giá. Đồng USD sau đó giảm giá đã khiến sự căng thẳng giảm xuống.

Trong báo cáo gần đây, Bộ Tài chính Mỹ đã không nêu tên bất kỳ đối tác thương mại nào là nước thao túng tiền tệ. Nhà Trắng nói rằng Trung Quốc đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ để xem xét việc có bị xem là nước thao túng tiền tệ hay không. 

Với những diễn biến đó, Trung Quốc đang bước vào một cuộc chiến mới, không phải chỉ còn là một cuộc chiến thương mại mà có thể là một cuộc chiến tranh tiền tệ — một "vũ khí" quan trong của Bắc Kinh. Một cú sốc "gây chiến" và âm mưu toàn cầu có thể sẽ khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo, như đã từng xảy ra hồi năm 2015.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng phòng Môi giới chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, cho rằng, Trung Quốc đang nới lỏng tiền tệ. Và nó sẽ gây áp lực lên tỷ giá của nhiều nước, trong đó có tỷ giá USD/VND, nhất là khi kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam — Trung Quốc rất lớn.

Theo ông Tuấn, diễn biến mới có thể tạo áp lực dẫn đến một đợt tăng tỷ giá nữa. Khi đó, áp lực tới các thị trường khác, trong đó có TTCK có thể sẽ lớn hơn so với các dự báo trước đó.

Trong đợt đồng USD tăng giá trong tháng 5 và 6 vừa qua, hàng loạt các đồng tiền khác trên thế giới đã tụt giảm rất mạnh. Dòng vốn ngoài cũng ồ ạt chảy ra khỏi các thị trường mới nổi và cận biên. Ở Việt Nam, thị trường tài chính ổn định hơn nhiều, tỷ giá khá vững, dòng vốn rút ra ít.

Tuy nhiên, một cơn sóng mạnh nữa có thể buộc các nhà quản lý phải chủ động và thận trọng nhằm cân đối lại các chính sách tiền tệ để 'thủ thế' nhằm đảm bảo nền kinh tế chịu ít tác động tiêu cực nhất trong bối cảnh 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đối đầu ác liệt.

Nguồn: vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала