Số phận bi thảm của những máy bay tác chiến đặc biệt Mỹ tại Việt Nam

© Flickr / PhotosNormandieDouglas A-20
Douglas A-20 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoài các loại máy bay chiến đấu và ném bom, Không quân Mỹ còn mang tới Việt Nam nhiều loại phi cơ hỗ trợ đặc biệt.

Một số máy bay hỗ trợ tác chiến đặc biệt được chụp những bức ảnh rất rõ nét trước khi nó bị bắn hạ và gây ra nhiều thương vong, hình ảnh cuối cùng về nó vì vậy mang tính tưởng niệm cao.

Photo illustration of an AC-130 gunship firing a laser weapon - Sputnik Việt Nam
Phát bắn thần kỳ của TLPK VN: "Sát thủ" AC-130 sập bẫy, tan xác-KQ Mỹ hốt hoảng tháo chạy

Một ví dụ đó là chiếc máy bay tác chiến điện tử Douglas EF-10B Skynight (F-3D-2Q)số 127041 của Phi đoàn trinh sát hỗn hợp Thủy quân Lục chiến số 1, Liên đoàn không quân Thủy quân Lục chiến số 11 (VMCJ-1, MAG-11) Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng đầu năm 1966. 

Ngày 18/3/1966, chiếc máy bay này bị tên lửa S-75 của Tiểu đoàn 61, Trung đoàn tên lửa 236 bắn hạ trên vùng trời Tân Kỳ, Nghệ An khi đang bay ở độ cao 8.000 m làm tổ lái 2 người đều thiệt mạng.

Máy bay ném bom của Không quân Mỹ F-105 Tanderchif bị tên lửa phòng không S-75 của Việt Nam bắn hạ - Sputnik Việt Nam
Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Hạ 2 máy bay Mỹ bay cao nhất trên tầng bình lưu
Bên cạnh đó là bức ảnh ghi lại trường hợp của chiếc máy bay tiếp dầu Douglas KA-3B Skywarrior số 142653 thuộc Phi đoàn cường kích hạng nặng số 4 (VAH-4) Hải quân Mỹ.

Bức ảnh dưới ghi lại thời khắc nó đang nạp nhiên liệu cho máy bay trinh sát North American RA-5C Vigilante số 149278 thuộc Phi đoàn cường kích trinh sát hạng nặng số 13 (RVAH-13) Hải quân Mỹ ngày 20/2/1965.

Cả 2 máy bay này khi tham chiến ở Việt Nam đều chịu số phận hẩm hiu.

​Máy bay tiếp dầu KA-3B đang nạp nhiên liệu cho chiếc RA-5C

Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
Cụ thể, máy bay KA-3B 142653 bị tiêm kích J-6 do phi công Lý Lai Hi thuộc Trung đoàn không quân 76, Sư đoàn không quân 26 Quân đội Trung Quốc bắn rơi ngày 12/4/1966 khi bay lạc vào vùng trời Hải Nam làm toàn bộ tổ lái 4 người đều thiệt mạng. 

Trong khi đó, chiếc RA-5C 149278 bị cao xạ của Việt Nam bắn hạ ở khu vực phà Địa Lợi, Hương Thủy, Hà Tĩnh ngày 5/5/1968, cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh, một kết cục may mắn hơn nhiều so với phi hành đoàn của KA-3B.

Những bức ảnh trên chụp lại khoảnh khắc gần như cuối cùng trước khi những chiếc máy bay hỗ trợ tác chiến đặc biệt này của Mỹ bị bắn hạ, vì vậy có người đã nói rằng thực chất chúng chính là "ảnh tưởng niệm", không rõ ai đã chụp những bức ảnh trên vì mang lại vận đen quá lớn.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала