"Cán bộ cấp cao vi phạm, dân hết tín nhiệm thì phải tính!"

© Ảnh : V.H/PLOBà Mỹ Thanh trong lần tiếp xúc cử tri cuối cùng vào đầu tháng 5-2018.
Bà Mỹ Thanh trong lần tiếp xúc cử tri cuối cùng vào đầu tháng 5-2018. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Cấp cao, nhất là cấp chiến lược thì phạm vi ảnh hưởng, phạm vi hoạt động, tính chất công việc phức tạp hơn nhiều, vì vậy xử lý cán bộ cấp này cần thận trọng hơn” - nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nói:

Bà Phan Thị Mỹ Thanh - Sputnik Việt Nam
Cho thôi nhiệm vụ ĐBQH đối với bà Mỹ Thanh, ông Đinh La Thăng mất quyền đại biểu

"Thông thường, khi đã có dấu hiệu vi phạm đến mức cơ quan kiểm tra phải vào cuộc thì ở đơn vị đó đã phức tạp lắm rồi. Uy tín của người có dấu hiệu vi phạm đã suy giảm, ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo, điều hành".

Khi dân không tín nhiệm nữa thì phải tính

. Phóng viên: Như ông nói thì thông thường, khi kiểm tra đã vào rồi thì uy tín của người cán bộ đó đã giảm sút, đã ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo, điều hành. Vậy tại sao không có biện pháp tổ chức trước, chẳng hạn điều chuyển họ sang công tác khác?

+ Ông Vũ Quốc Hùng: Đấy là nói chung. Nhưng thực tế không ít trường hợp đối tượng bị kiểm tra là người chính trực hoặc nếu có khuyết điểm thì chỉ mức độ nào đó do tính cách hoặc vi phạm chưa đến mức phải kỷ luật. Rồi ở tập thể ấy, đơn vị ấy mất đoàn kết, ghen ăn tức ở, đố kỵ mà rồi dựng chuyện tố cáo hoặc tung tin, tạo dư luận thất thiệt hòng làm mất uy tín nhau.

© Ảnh : PLOÔng Vũ Quốc Hùng
Ông Vũ Quốc Hùng - Sputnik Việt Nam
Ông Vũ Quốc Hùng

Bà Phan Thị Mỹ Thanh. - Sputnik Việt Nam
Xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội bà Phan Thị Mỹ Thanh
Ngay cả khi có khuyết điểm đến mức phải kỷ luật thì không phải trường hợp nào cũng nên tạm đình chỉ công tác. Bởi có trường hợp họ thấy rõ khuyết điểm, sẵn sàng đối mặt với trách nhiệm. Họ có ý thức khắc phục khuyết điểm, yếu kém, vẫn giữ được tác phong, kỷ luật trong công tác để tiếp tục điều hành tốt công việc của mình trong lúc bị kiểm tra, xem xét kỷ luật.

Vậy nên công thức chung nhất là công tác kiểm tra phải rất thận trọng, lắng nghe, tìm hiểu đa chiều, công tâm, khách quan, thận trọng. Khi nắm thông tin thật chắc rồi hẵng vào cuộc và khi đã vào cuộc thì phải giải quyết thật nhanh, dứt điểm đúng sai, mức độ sai phạm, khuyết điểm.

Trong các cuộc kiểm tra của Đảng vừa qua, có trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh trong hai năm phải hai lần kiểm tra, kỷ luật. Lần đầu, hồi tháng 6-2017, cử tri địa phương đã đề nghị nên miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội vì bà ấy sai phạm nghiêm trọng, không đủ uy tín đại diện cho người dân nữa. Nhưng rồi phải mãi một năm sau, tới lần kỷ luật thứ hai thì bà Thanh mới bị cách hết chức vụ, rồi được thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội theo nguyện vọng cá nhân. Xử lý như vậy có chậm quá không?

Bà Phan Thị Mỹ Thanh. - Sputnik Việt Nam
Ban Bí Thư kỷ luật Đảng bà Phan Thị Mỹ Thanh
+ Tôi không đủ thông tin để đánh giá về trường hợp cụ thể này. Nhưng đúng là một cán bộ cỡ như vậy mà một năm bị hai lần kiểm tra, xử lý kỷ luật đảng là rất đặc biệt. Có thể cơ quan kiểm tra thận trọng nên sai phạm đến đâu, kiến nghị xử lý trách nhiệm, kỷ luật tới đó.

Tuy nhiên, đúng là nên cân nhắc ý kiến, nguyện vọng cử tri. Chưa biết kỷ luật đảng nặng nhẹ thế nào nhưng khi cử tri đã có ý kiến là không tín nhiệm nữa thì cũng nên xem xét cho thôi tư cách đại biểu. Nhưng phải rất thận trọng bởi nếu vội vàng, xử lý quá mức thì sau này phục hồi uy tín cho cán bộ còn khó hơn.

UBKT các cấp chức năng là kiểm tra, kết luận về dấu hiệu vi phạm, đề xuất hình thức kỷ luật hoặc quyết định kỷ luật theo thẩm quyền. Còn xử lý về mặt tổ chức thế nào, tạm đình chỉ hay điều chuyển công tác khác… thì đó là trách nhiệm tham mưu của ban tổ chức. Tất nhiên bên kiểm tra có quyền đề nghị nhưng chủ yếu là khi thấy cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra.

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh. - Sputnik Việt Nam
Những sai phạm nghiêm trọng của bà Phan Thị Mỹ Thanh và lãnh đạo Đồng Nai
Vậy nên, trong xây dựng Đảng nói chung, hai cơ quan kiểm tra, tổ chức phải phối hợp rất chặt chẽ. Còn dính tới vụ án hình sự hoặc có dấu hiệu hình sự, cần khởi tố thì kiểm tra phải gắn chặt với nội chính, với công an, kiểm sát, tòa án. Như vậy mới tham mưu kịp thời cho cấp ủy trong xử lý cán bộ vi phạm pháp luật. Kinh nghiệm thời chúng tôi, phối hợp xử lý vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh,… là vậy. UBKT Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan tố tụng trung ương và cả Văn phòng Trung ương phối hợp rất ăn ý, nhịp nhàng.

Sai phạm của cán bộ cấp cao phức tạp hơn

Từ 12 năm trước, Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết 3 đã yêu cầu "thực hiện nghiêm quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ người có dấu hiệu tham nhũng để thanh tra, kiểm tra, điều tra" và "những đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, dù cơ quan chức năng chưa kết luận được, cấp ủy vẫn phải xem xét, cân nhắc bố trí công việc khác cho phù hợp". Vậy nếu cứ đợi kiểm tra xong, có án kỷ luật mới điều chuyển công tác hay miễn nhiệm như trường hợp bà Mỹ Thanh thì dễ gây dư luận phản cảm?

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh. - Sputnik Việt Nam
Bà Phan Thị Mỹ Thanh có "vô tội"?
+ Phải tùy trường hợp cụ thể và cơ quan kiểm tra, tổ chức phải thận trọng trong đánh giá, tham mưu. Tốt hơn cả là khi đã có dấu hiệu vi phạm thì phải kiểm tra thật nhanh gọn, dứt khoát, công tâm. Như thế mới tránh làm oan, tránh bỏ lọt.

Còn Nghị quyết Trung ương 3 như anh nói là với vấn đề tham nhũng. Đấy là tội phạm, là vi phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng rồi. Nhưng chứng minh không dễ nên phải có biện pháp tổ chức mang tính phòng ngừa. Mà yêu cầu mang tính phòng ngừa ấy luôn là đòi hỏi đặt ra cho công tác tổ chức cán bộ, gắn thường xuyên với đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển. Các công tác đó, ngoài tham mưu chính của ban tổ chức thì các cơ quan kiểm tra, nội chính cũng có trách nhiệm tham gia ý kiến để cấp ủy quyết định đúng đắn, chính xác nhất.

Thẩm quyền về tổ chức, cán bộ của cấp ủy là rất lớn, không có quy định nào hạn chế cả. Vấn đề là sử dụng quyền đó cho đúng. Chứ không lại như trường hợp có địa phương, thời bí thư trước điều chuyển phó bí thư, phó chủ tịch sang làm trưởng Ban Tuyên giáo, rồi giờ thấy sai, thấy không hợp lý thì chuyển lại vị trí cũ.

Ông Nguyễn Bá Sơn - phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
"Lấy kỷ luật Đảng thay xử lý hình sự là tổn thương uy tín Đảng"
 Hình thức tạm đình chỉ, thậm chí điều chuyển công tác khác với cán bộ khi có dư luận phản ánh hay tố cáo sai phạm vẫn thường được áp dụng, nhất là với cán bộ ở tuyến cơ sở. Nhưng với cấp cao, nhất là thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì hình như ít khi áp dụng. Tại sao vậy? Có gì đó phân biệt đối xử không?

+ Tôi không nghĩ là phân biệt, nhất bên trọng nhất bên khinh. Thông thường, cán bộ cấp dưới, cấp cơ sở thì công việc đơn giản hơn, dễ có người thay thế. Còn cấp cao, nhất là cấp chiến lược thì phạm vi ảnh hưởng, phạm vi hoạt động, tính chất công việc phức tạp hơn nhiều. Cũng vì vậy xử lý cán bộ cấp cao cần thận trọng hơn. Chưa kể, các vấn đề sai phạm, dấu hiệu sai phạm của cán bộ cấp cao cũng phức tạp hơn, cần phải có kiểm tra, kiểm điểm kỹ lưỡng thì mới kết luận được.

Mặt khác, kiểm tra, kỷ luật đảng hay công tác cán bộ đều mang tính chất nội bộ. Không phải cứ đẩy đồng chí của mình ra khỏi tổ chức mới là hay. Nhiều khi phải đặt trong tổ chức để giáo dục, thuyết phục, thậm chí để kiểm tra, giám sát thì mới chặt chẽ, mới hiệu quả.

Xin cám ơn ông.

Theo: PLO

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала