Việt Nam có thể tự sửa chữa tàu ngầm hiện đại không cần đến chuyên gia nước ngoài?

© Ảnh : Báo Hải quân Việt NamThượng tướng Bế Xuân Trường thăm, kiểm tra nhà xưởng sửa chữa tàu mặt nước của Nhà máy
Thượng tướng Bế Xuân Trường thăm, kiểm tra nhà xưởng sửa chữa tàu mặt nước của Nhà máy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm kỳ vọng, từ những thành công của Nhà máy X52, Việt Nam sẽ trở thành xưởng bảo dưỡng, sửa chữa tàu ngầm của khu vực.

Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến nay Nhà máy X-52-Cục Kỹ thuật Hải quân đã khẳng định sự tự chủ trong sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền.

Tàu tên lửa lớp Molniya - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sắp sở hữu cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu ngầm tối tân

Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, trong năm 2017, Nhà máy X52 đã sửa chữa trực tiếp gần 20 lượt tàu. Ngoài ra, nhà máy còn chủ trì sửa chữa kết thúc bảo hành 1 tàu ngầm và bảo dưỡng kỹ thuật nhiều tàu ngầm khác.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viên Hải quân đánh giá, những kết quả trên là điều rất đáng mừng và nỗ lực của cán bộ, công nhân Nhà máy X52 cần được biểu dương.

Ông cũng nhắc lại phát biểu của lãnh đạo Quân chủng Hải quân hồi đầu năm nay cho biết, năm 2017, ba tàu ngầm Kilo của Việt Nam đã đưa vào sửa chữa định kỳ không cần sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, chúng ta tự làm được. Đó là một tin vui và rất đáng khen cho cố gắng của kíp tàu cũng như xưởng sửa chữa.

Tàu ngầm Trường Sa 2 sẽ có hình dáng giống tàu ngầm Trường Sa 1 và có thể chở được 4 người. - Sputnik Việt Nam
Kỹ sư quê lúa tiết lộ tiến độ chế tạo tàu ngầm Trường Sa 2
Tuy nhiên, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cũng lưu ý rằng đây chỉ là những sửa chữa nhỏ, trong khi đó đối với sửa chữa tàu có 3 loại: sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn (tiểu tu, trung tu và đại tu).

"Đối với những sửa chữa lớn, xưa nay Việt Nam vẫn thường phải đưa sang nước sản xuất. Cho nên, nếu Việt Nam cố gắng sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa ở đất nước mình thì sẽ đỡ tốn kém cho ngân sách quốc phòng nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung rất lớn. Cứ hình dung nếu Việt Nam sửa chữa vừa mà cứ phải đưa sang Vladivostok của Nga thì phải đi hơn 3.000 hải lý, đó không phải là chuyện đơn giản. Chính vì thế, chúng ta cố gắng sửa chữa nhỏ và sửa chữa vừa ở trong nước, còn khi cần đại tu, nếu chúng ta có thể mua nhà máy để tiến hành làm tại Việt Nam thì quá tốt. Vạn bất đắc dĩ mới phải đưa sang nước sản xuất để sửa chữa", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.

© Ảnh : Screenshot/QPVNCác loại tàu mặt nước đang được sửa chữa tại Nhà máy X52
Các loại tàu mặt nước đang được sửa chữa tại Nhà máy X52 - Sputnik Việt Nam
Các loại tàu mặt nước đang được sửa chữa tại Nhà máy X52

tên lửa hành trình chống hạm P-15 Termit - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc bình luận sức mạnh tên lửa bờ 4K51 Rubezh của Việt Nam
Để tiến tới tương lai Việt Nam có thể thực hiện những sửa chữa lớn đối với tàu ngầm ở trong nước, theo nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, đòi hỏi nỗ lực rất lớn và sự quan tâm của lãnh đạo.

"Mong muốn của người dân là làm sao Việt Nam có xưởng máy đại tu tàu ngầm cũng như những tàu chiến đấu hiện đại chủ lực khác của Quân chủng Hải quân, trong đó có hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Hướng tốt nhất là làm sao tự ta sửa chữa lấy rồi có những trang bị nào cần bổ sung chúng ta sẽ trang bị lấy. Nhưng để đạt được mục tiêu ấy đòi hỏi rất nhiều thứ. Đầu tiên là phải có tài chính để trang bị nhà máy, xưởng máy đó. Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật phải giỏi, tay nghề chuyên sâu, kèm theo đó là phải có kinh nghiệm. Cán bộ, công nhân kỹ thuật Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, từ đó tạo kinh nghiệm cho mình", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm chỉ rõ.

Theo ông Lâm, các quốc gia Đông Nam Á đều sở hữu nhiều tàu ngầm, từ Indonesia, Singapore đến Thái Lan, Malaysia…, nếu Việt Nam trở thành một trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tàu ngầm thì rất tốt.

Các đại biểu cơ quan chức năng ấn nút khởi động tại lễ đặt ky - Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên Việt Nam đóng tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm
Lợi thế của Việt Nam, theo vị chuẩn đô đốc, là đất nước dài, có rất nhiều chỗ có thể đặt được nhà máy, không nhất thiết phải nằm ở Cam Ranh mà có thể ở Đà Nẵng, hay một số tỉnh phía Nam… Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, khi GDP Việt Nam đạt được khoảng 400 tỷ USD thì việc đầu tư một nhà máy sửa chữa tàu ngầm, mà là sửa chữa lớn, thậm chí tiến tới đóng tàu ngầm không phải là không làm được.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm dẫn trường hợp của Ấn Độ, Hàn Quốc làm ví dụ. Hàn Quốc hiện nay đã đóng được tàu ngầm, còn Ấn Độ ban đầu phải dựa vào Nga nhưng giờ cũng đã sản xuất được tàu ngầm.

Trên con đường phấn đấu trở thành trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tàu ngầm của khu vực, theo nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, Việt Nam có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của nhiều quốc gia, trước hết là Nga.

© Ảnh : Screenshot/QPVNTàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.RE (Tarantul) được bảo dưỡng tại Nhà máy X52
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.RE (Tarantul) được bảo dưỡng tại Nhà máy X52 - Sputnik Việt Nam
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.RE (Tarantul) được bảo dưỡng tại Nhà máy X52

Hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo 636 với tên gọi Hà Nội ở  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng Club-S
Hợp tác giữa Việt Nam và Nga là hợp tác truyền thống, chiến lược. Trước nay, Nga vẫn giúp đỡ Việt Nam nhiều trong kỹ thuật quân sự, Nga có thể giúp Việt Nam đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ có hiệp định hợp tác quốc phòng an ninh; hợp tác quốc phòng an ninh giữa Việt Nam và Singapore cũng có nhiều bước tiến mới… Quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới ngày càng tốt và mở rộng, nhiều nước thấy nên giúp Việt Nam và giúp Việt Nam thì có lợi cho hòa bình thế giới.

Dù vậy, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm lưu ý, điều quan trọng nhất là phải do chính mình.

"Đường lối của ta đúng, cùng với quyết tâm của lãnh đạo cấp chiến lược và một nền tài chính mạnh thì Việt Nam sẽ hiện thực hóa được việc trở thành trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tàu ngầm của khu vực", ông nhấn mạnh.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала