Phát bắn thần kỳ của tên lửa VN: Con Đô đốc Mỹ bị bắt sống, cường kích A-4 "hít xỉ than"

© Flickr / manhhaiB-52
B-52 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tên lửa VN đã vô hiệu hóa thủ đoạn nham hiểm của Mỹ như thế nào?

Những trận đánh mang tính hủy diệt của KQ Mỹ

Trong cuộc chiến tranh phá hoại (CTPH) lần thứ 1 (1965-1968) đánh phá miền Bắc, Mỹ sử dụng chủ yếu lực lượng không quân chiến thuật (KQCT) vì đây là các loại máy bay có tốc độ nhanh lại cơ động rất linh hoạt.

Photo illustration of an AC-130 gunship firing a laser weapon - Sputnik Việt Nam
Phát bắn thần kỳ của TLPK VN: "Sát thủ" AC-130 sập bẫy, tan xác-KQ Mỹ hốt hoảng tháo chạy

Năm 1967, Lầu Năm Góc liên tục mở nhiều đợt đánh phá dữ dội, đặc biệt trong 5 ngày từ 24-28/10/1967, Mỹ đã mở cuộc tập kích lớn nhất của KQCT vào Hà Nội với gần 500 phản lực cơ đủ loại F-105 "Thần sấm", F-4 "Con ma", A-4 "Chim ưng nhà trời"… từ 3 tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ và 5 căn cứ ở Thái Lan.

Đây là đợt đánh phá thứ 5 vào Thủ đô nhằm diệt các mục tiêu quan trọng mà trước đó họ không làm được như cầu Long Biên, sân bay Nội Bài, nhà máy điện Yên Phụ, phà Khuyến Lương, ga Văn Điển…

Lúc này, các máy bay chiến đấu Mỹ đều đã được trang bị hệ thống gây nhiễu QRC-160 rất mạnh và còn được các máy bay tác chiến điện tử EB-66, EC-121, EA-6B gây nhiễu ngoài đội hình, yểm trợ thêm nên cường độ nhiễu cực lớn và việc phát hiện máy bay địch trong màn nhiễu dày đặc ấy là hầu như không thể.

chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nga công bố hồ sơ mới Hệ thống phòng không Việt Nam
Máy bay Mỹ còn đánh phá ác liệt vào 29 trận địa cao xạ và 16 trận địa tên lửa của ta, có đơn vị như tiểu đoàn tên lửa 42 bị đánh tới 4 lần.

Từ tháng 5/1967, Mỹ bắt đầu sử dụng loại vũ khí mới là bom có điều khiển AGM-62 Walleye và mỗi máy bay chỉ mang được 1 quả. Bom dài 3,45m, nặng 510kg và được lắp thiết bị dẫn đường bằng vô tuyến truyền hình có độ chính xác cao.

Sau khi phóng bom thì chiến đấu cơ Mỹ phải bay theo 1 đoạn để chỉnh hướng đưa bom tới đích và người lái có thể thực hiện được rất nhanh vì đoạn bổ nhào ngắn ngủi này chỉ diễn ra trong tích tắc.

Nhưng khi đối mặt với các chiến sĩ tên lửa phòng không VN, dù đã nỗ lực hàng chục lần thì cũng chẳng phi công lão luyện nào của Không lực Hoa Kỳ làm nổi điều này ở Hà Nội.

Những người anh hùng trong cuộc chiến tên lửa Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt "Trung tâm điện tử di động" EB-66 Mỹ
Do hệ thống QRC-160 gây nhiễu nặng nên tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 (S-75) khó bắn được bằng phương pháp PS (hiệu quả nhất) mà phải chuyển sang phương pháp TT, tuy đã có trong đài điều khiển tên lửa nhưng trước đó chưa được sử dụng thực chiến ở VN.

Bộ đội tên lửa phải dày công nghiên cứu và luyện tập cách đánh mới từ đầu năm 1967 và trong đợt tác chiến này đã sử dụng rất hiệu quả để đối phó với KQ Mỹ…

Ngày đầu tiên 24/10, 136 máy bay Mỹ chia làm 4 đợt ồ ạt đánh phá sân bay Nội Bài và hệ thống phòng không của ta. Các tiểu đoàn tên lửa VN đã phát huy hỏa lực mãnh liệt, bắn rơi 6 máy bay địch đều bằng phương pháp TT.

Lực lượng cao xạ tập trung vào các tốp F-105 bổ nhào và bắn rơi 2 chiếc nhưng sân bay bị trúng 32 quả bom, đường băng hỏng nặng.

​Ngày 25/10, Mỹ lại huy động hơn 100 máy bay tiếp tục đánh vào sân bay từ nhiều hướng, nhiều tầng xen kẽ với nhiều tốp nghi binh, chế áp hỏa lực của ta.

Đồng thời, 56 chiếc F-4 và F-105 từ Thái Lan bất ngờ vào đánh cầu Long Biên từ 2 hướng. Trung đoàn tên lửa 236 và 4 trung đoàn cao xạ đồng loạt nổ súng đánh địch.

Máy bay ném bom của Không quân Mỹ F-105 Tanderchif bị tên lửa phòng không S-75 của Việt Nam bắn hạ - Sputnik Việt Nam
Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Hạ 2 máy bay Mỹ bay cao nhất trên tầng bình lưu
Đợt 1 cầu vẫn an toàn, sang đợt 2 thì bị đánh gẫy 2 nhịp nhưng KQ Mỹ cũng phải trả giá đắt: ngày hôm đó ta đã tiêu diệt 11 máy bay địch, trong đó tên lửa hạ 4 chiếc, cao xạ diệt 6 chiếc và không quân bắn rơi 1 chiếc F-4.

Phát bắn thần kỳ khiến con Đô đốc Mỹ bị bắn sống

Ngày 26/10 vẫn rất căng thẳng và ác liệt, trong khi 18 máy bay Mỹ đánh ga Văn Điển thì 46 chiếc khác chia làm 3 đợt vào đánh nhà máy điện Yên Phụ. Tiểu đoàn 64 phóng 2 tên lửa SAM-2 vào tốp A-4 đi đầu và bắn rơi tại chỗ 1 chiếc.

Các tốp sau lập tức lao vào phóng Sơrai và ném bom xuống 4 trận địa tên lửa. Pháo cao xạ bảo vệ tên lửa nổ súng mãnh liệt bắn rơi tại chỗ 1 chiếc A-4 nữa, các trận địa tên lửa của ta đều an toàn. Đội hình 20 chiếc A-4, F-4 và F-8 tiếp tục lao vào từ 2 hướng đã bị 5 tiểu đoàn tên lửa của ta phóng dồn dập 10 quả đạn, bắn rơi 2 chiếc và làm bị thương 1 chiếc khác.

Từ bên sườn, tiểu đoàn tên lửa 88 bắn rơi thêm 1 chiếc F-8. Hỏa lực dữ dội của 2 trung đoàn cao xạ 234 và 241 quanh nhà máy điện Yên Phụ đã tiêu diệt 1 chiếc A-4 và làm máy bay địch không dám sà xuống thấp.

© Ảnh : Triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt NamJohn McCain (hàng dưới, bên phải) trước khi lái máy bay đi ném bom Hà Nội
John McCain (hàng dưới, bên phải) trước khi lái máy bay đi ném bom Hà Nội - Sputnik Việt Nam
John McCain (hàng dưới, bên phải) trước khi lái máy bay đi ném bom Hà Nội

Thêm vào đó, màn khói dày đặc của bộ đội hóa học và tự vệ nhà máy đã làm phi công Mỹ không thể ngắm trúng mục tiêu nhưng bom đạn địch đã rơi xuống khắp vùng quanh nhà máy và gây nhiều thương vong cho người dân vô tội.

Phát hiện chiếc A-4 từ độ cao 4.500 m bổ nhào phóng bom Walleye rồi đang lao theo về hướng nhà máy, kíp chiến đấu Tiểu đoàn tên lửa 61 của sĩ quan điều khiển Nguyễn Xuân Đài cùng 3 trắc thủ Hưng, Khánh, Vĩnh đã mưu trí điều khiển quả đạn bám sát chính xác và kịp thời tiêu diệt mục tiêu địch ở độ cao 1.800 m.

Phát bắn tuyệt đẹp đó được thực hiện trong đoạn bổ nhào cực ngắn trước khi nó kịp dẫn bom tới đích khiên quả bom Walleye tối tân trượt khỏi nhà máy điện Yên Phụ, còn chiếc A-4 "Chim ưng nhà trời" thì gãy cánh và đâm sầm xuống bãi xỉ than của chính mục tiêu mà nó muốn phá hoại.

File picture showing late US Presidents Gerald Ford hugging his wife Betty at the White House, in Washington, 30 December 1974 - Sputnik Việt Nam
Tuyên bố chấn động của Tổng thống Mỹ về chiến tranh Việt Nam
Phi công lái máy bay này đã nhảy dù rơi xuống hồ Trúc Bạch ngay cạnh nhà máy và bị bắt sống tại trận chính là Thiếu tá John McCain (John Sidney McCain III), nhân vật khá đặc biệt vì sinh ra trong gia đình binh nghiệp vẻ vang với ông nội và cha đều là Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ.

Phi công John McCain tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ, từng nhiều năm lái máy bay cường kích trên hàng không mẫu hạm, làm giáo viên huấn luyện bay rồi tình nguyện tham gia chiến đấu và đã thực hiện trót lọt 22 phi vụ ném bom ở miền Bắc VN.

© Ảnh : Triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt NamJohn McCain rơi xuống hồ Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 1967
John McCain rơi xuống hồ Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 1967 - Sputnik Việt Nam
John McCain rơi xuống hồ Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 1967

Bị thương nặng khi rơi máy bay, John McCain được cứu chữa rồi ngồi tù Hỏa Lò 5 năm rưỡi và được VN trao trả theo Hiệp định Pari năm 1973. Sau đó John McCain còn nổi tiếng hơn khi trở thành Thượng nghị sĩ và Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ cho tới ngày nay.

Trận đánh này đã kết thúc ngày chiến đấu thứ 3 của quân dân Thủ đô thắng lớn với thiệt hại nặng nhất của KQCT Mỹ trong đợt này: 12 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó riêng bộ đội tên lửa hạ 6 chiếc.

Tập kích Sơn Tây: Chiến dịch huy động 10.000 lính của Mỹ đã thất bại như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tập kích Sơn Tây: Thảm bại của 10.000 lính Mỹ ở miền Bắc Việt Nam
Toàn bộ 12 quả bom Walleye cực kỳ tối tân lúc ấy nhưng không quả nào đánh trúng được nhà máy! Các chiến sĩ tên lửa đã lập công xuất sắc trong trận đánh then chốt ngày 26/10, tập trung hỏa lực đánh địch từ xa đến gần và ngay trên đỉnh yếu địa, bảo vệ được mục tiêu chính, giữ vững dòng điện của Hà Nội…

Tên lửa VN đã vô hiệu hóa thủ đoạn nham hiểm

Đây là đợt tác chiến phòng không quy mô lớn cấp chiến dịch của bộ đội PKKQ với lực lượng mạnh nhất bao gồm 11 trung đoàn cao xạ, 5 trung đoàn tên lửa và 3 trung đoàn KQ cùng với hàng trăm tổ đội dân quân tự vệ (DQTV) bắn máy bay bằng súng bộ binh.

Dù đã huy động lực lượng cực lớn với nhiều loại vũ khí tối tân và thủ đoạn nguy hiểm nhất từ trước tới nay nhưng KQ Mỹ vẫn bị thiệt hại rất nặng nề. Trong 5 ngày chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí, quân dân ta đã bắn rơi 45 máy bay phản lực Mỹ đủ các loại hiện đại và bắt sống hàng chục phi công sừng sỏ.

© Ảnh : Screenshot/Youtube/Media Drum World TVĐoạn phim màu quay nụ cười của John McCain khi được trả tự do sau 5 năm.
Đoạn phim màu quay nụ cười của John McCain khi được trả tự do sau 5 năm.  - Sputnik Việt Nam
Đoạn phim màu quay nụ cười của John McCain khi được trả tự do sau 5 năm.

Máy bay ném bom của Không quân Mỹ F-105 Tanderchif bị tên lửa phòng không S-75 của Việt Nam bắn hạ - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến trên bầu trời Bắc Việt và chiến công lạ thường bậc nhất của Bộ đội tên lửa VN
Bộ đội tên lửa VN đã vô hiệu hóa thủ đoạn dùng nhiễu QRC-160 của KQ Mỹ, tiêu diệt 24 chiếc với phát bắn thần kỳ hạ gục tại trận chiếc máy bay mang loại bom tối tân nhất và tóm sống cả phi công sừng sỏ Mỹ ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Bước leo thang quy mô lớn nhất của KQCT Mỹ vào Hà Nội đã thất bại. Theo dõi sát từng ngày chiến đấu của các lực lượng phòng không và DQTV bảo vệ Thủ đô, ngày 27/10/1967 Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi đồng bào và chiến sĩ Hà Nội liên tiếp chiến thắng vẻ vang và trừng trị đích đáng quân xâm lược.

Chiến thắng này đã làm nức lòng quân và dân cả nước, tiếp tục chiến đấu dũng cảm, ngoan cường chặn đứng các bước leo thang phá hoại sau đó trong năm 1967-1968 và đánh bại hoàn toàn cuộc CTHP lần thứ 1 của KQ Mỹ ở miền Bắc VN.

Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, ông G.Mackên đã quay lại Hà Nội, thăm hồ Trúc Bạch và nhà tù Hỏa Lò đầy ắp kỷ niệm thời khói lửa xa xưa…Người cựu tù binh chiến tranh nay đã có nhiều đóng góp cho sự hàn gắn và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa 2 quốc gia cựu thù! 

Đại tá Nguyễn Thụy Anh — Cục Khoa học Quân sự / BTTM

Theo: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала