Thủ tướng Việt Nam bị “đạo văn”: Bộ GD&ĐT "quên" chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ?

© Ảnh : VietnamNetThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hơn một năm sau, thông tin về việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị đạo văn khi là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã được gửi tới Bộ trưởng, các Thứ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) và Bộ Công Thương kèm theo tài liệu chứng minh nhưng không một Bộ nào quan tâm chỉ đạo xử lý….

Thăng tiến nhờ bằng Tiến sĩ "giấy"

Như báo Thời đại đã thông tin, năm 2009, ông Nguyễn Xuân Phúc từng viết bài "Đề án 30 — Bước đột phá trong tiến trình cải cách hành chính" đăng trên Báo Nhân dân số 19725 ra ngày 28/8/2009.

Nội dung bài báo đề cập đến Quyết định 30 của Chính phủ nhằm tạo sự thống nhất, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Trong bài viết, ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhóm 5 giải pháp để thực hiện tốt đề án. Bài báo này cũng được đăng trên trang Cổng thông tin điện tử Chính phủ cùng ngày và được đông đảo độc giả biết đến.

© ẢnhBài đăng trên báo Nhân Dân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Bài đăng trên báo Nhân Dân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. - Sputnik Việt Nam
Bài đăng trên báo Nhân Dân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Năm 2012, ông Trần Hoàng Long, sinh năm 1975, khi đó đang là Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp (Bộ Công Thương) làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Thương mại với đề tài: "Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam".  Điều đáng nói là nội dung trang 161 —162 của luận án tiến sĩ, mục 3.4.2.1 "tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính khi tham gia vào hoạt động kinh doanh" ông Long đã chép nguyên văn 2/3 bài đăng trên báo của ông Nguyễn Xuân Phúc mà không trích dẫn nguồn.

Không chỉ chép riêng bài báo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, luận án Tiến sĩ của ông Long còn chép nhiều trang chuyên đề của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Cụ thể, từ trang 183 — 186,  mục 3.4.6 "Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp" của luận án, ông Long đã chép từ quyển Thông tin Chuyên đề số 09/2009 của Viện CIEM mà không dẫn nguồn.

© ẢnhLuận án Tiến sĩ của ông Trần Hoàng Long.
Luận án Tiến sĩ của ông Trần Hoàng Long. - Sputnik Việt Nam
Luận án Tiến sĩ của ông Trần Hoàng Long.

Ông Long còn chép nhiều đoạn trong các trang 89-90-91-92-93 trong giáo trình Đại học Kinh tế Ngoại Thương của GS.TS Bùi Xuân Lưu do Nhà xuất bản GD in năm 2002 cũng không dẫn nguồn.

Chưa hết, để trở thành Tiến sĩ, tại các trang 152,153,154, 174,175,176,177,178,179,180,181,186  ông Long còn chép  cả nội dung Luận án "Hoàn thiện chính sách thương mại Quốc tế" của  Tiến sĩ Phongtisouk Siphomthayviboun — người Lào. Đề tài này ông Phongtisouk bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2011. 

Sau khi sao chép kiến thức của những thế hệ đi trước, ông Trần Hoàng Long đã trở thành Tiến sĩ và được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

Bộ GD&ĐT "quên" chỉ đạo của Thủ tướng?

Trường ĐH KTKTCN có tới hơn 600 giảng viên trong đó có trên 70 người trình độ Tiến sĩ. Họ là những người đang lao động giảng dạy và nghiên cứu khoa học thực sự, từng làm luận án Tiến sĩ thực sự nên họ không thể chấp nhận việc một Tiến sĩ "giấy" với mớ kiến thức nhặt nhạnh, chắp vá trở thành lãnh đạo.

Nhiều người trong số giảng viên của trường đã gửi thông tin đến các cơ quan báo chí, gửi tài liệu đến Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương và các lãnh đạo Bộ Công Thương; Thanh tra Bộ GĐ&ĐT và các lãnh đạo Bộ GĐ&ĐT đề nghị tổ chức thanh tra làm rõ hành vi sao chép  Luận án Tiến sĩ của ông Trần Hoàng Long. 

Tuy nhiên, ngay cả khi báo chí đăng tải bóc trần sự thật về Tiến sĩ "giấy" Trần Hoàng Long thì các cán bộ lãnh đạo của Bộ GĐ&ĐT, Bộ Công Thương vẫn chưa có động thái xử lý.

Ngày 26/10/2017,  thông tin báo chí đăng tải về việc ông Long, Phó Hiệu trưởng trường ĐHKTKTCN chép bài để trở thành Tiến sĩ tiếp tục gửi trực tiếp tới ông Trần Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GĐ&ĐT nhưng không hiệu quả.

Từ câu chuyện một trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội mỗi năm sản xuất ra trên 300 Tiến sĩ, cho đến việc một giảng viên ĐH Y khoa Thái Nguyên "cam kết" đào tạo Tiến sĩ Y khoa thành công với giá 200 triệu đồng…. giờ lại đến chuyện lãnh đạo trường ĐH lớn của Bộ Công Thương "đạo văn" của Thủ tướng, chép cả giáo trình mà vẫn bảo vệ trót lọt, trở thành Tiến sĩ cho thấy thực trạng đào tạo Tiến sĩ từ lâu đã trở thành vấn đề lớn trong xã hội.

Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới chỉ đạo  Bộ GD&ĐT  phải có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo Tiến sĩ.

Nhưng từ việc cụ thể, ông Trần Hoàng Long chép chính bài báo của  Thủ tướng vào luận văn Tiến sĩ mà không bị xử lý, có thể thấy  đến nay vẫn không lãnh đạo Bộ GD&ĐT nào quan tâm đến việc chấn chỉnh đào tạo Tiến sĩ…

Báo Thời Đại sẽ trở lại vấn đề này trong các bài viết tiếp theo.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала