Trung Quốc tăng cường bành trướng ở Tây Phi

© Sputnik / Photohost agency/Pavel Lisitsyn / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lộ trình chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi ông tái đắc cử hồi tháng 3 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Phi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Sau UAE, Tập Cận Bình sẽ đến thăm Senegal, Rwanda, Nam Phi và Mauritius. Địa lý của chuyến công du cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tăng cường ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện kinh tế ở tất cả các vùng trên lục địa này. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bà Tatiana Deich đã nhấn mạnh điều đó.

cảng Djibouti - Sputnik Việt Nam
Các nghị sĩ Mỹ điều tra ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Châu Phi
Chuyến đi châu Phi hiện nay của nhà lãnh đạo Trung Quốc có một nét đặc trưng mà bà Tatiana Deutsch lưu ý:

"Ngoại trừ Nam Phi, tất cả các nước mà Tập Cận Bình đến thăm đều không giàu tài nguyên. Chuyến thăm này cho thấy quan hệ Trung Quốc — châu Phi không chỉ thể hiện mối quan tâm của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên châu Phi. Phương Tây từ lâu đã chỉ trích Trung Quốc, rằng đối với Bắc Kinh, các nước chính yếu là Angola, bởi vì có dầu mỏ, và Nigeria, bởi vì ở đó cũng có dầu mỏ. Tuy nhiên, cũng như với các nước khai thác dầu, Trung Quốc dành nhiều sự chú ý cho Senegal, Rwanda và Mauritius, mở rộng quan hệ với các nước này trong tất cả các lĩnh vực."

Theo chuyên gia Sputnik, Trung Quốc quan tâm đến Senegal như một quốc gia nông nghiệp thú vị. Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú về chăn nuôi nông nghiệp bằng mức độ một nước phát triển. Các nhà nông học Trung Quốc dạy người châu Phi công nghệ trồng lúa, các loại cây trồng khác, làm vườn, tưới tiêu kinh tế, kiểm soát dịch hại.

tàu Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Khi xây dựng căn cứ tại Djibouti, Trung Quốc có tính đến kinh nghiệm từ Iraq và Syria
Theo các cuộc thăm dò gần đây, 65% người dân Senegal coi ảnh hưởng của Trung Quốc trong nước là tích cực hoặc rất tích cực. Trong số các lý do cho đánh giá này là họ được đảm bảo công ăn việc làm tốt, tạo việc làm trong các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc.

Chuyên gia của Viện truyền thông Trung Quốc, ông Jan Mian cho rằng, bất chấp khoảng cách lớn nhất so với các phần khác của châu lục, nhưng Trung Quốc có thể kết nối khu vực Tây Phi này với dự án "Vành đai và con đường".

"Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước châu Phi. Tất nhiên, Tây Phi là một phần quan trọng trong ngoại giao châu Phi của Trung Quốc. So với các khu vực khác của châu Phi, trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc thực sự hiếm khi đến thăm các nước Tây Phi. Lý do cho điều này là các cuộc bạo động thường xuyên xảy ra trong khu vực, không thuận lợi chuyến đi. Kể từ năm ngoái, tình hình theo nghĩa này đang được cải thiện.

Chiến binh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc bằng lễ kéo cờ trên căn cứ Djibouti

Trung Quốc và các nước Tây Phi có lịch sử duy trì quan hệ hữu nghị, cũng như trao đổi thương mại, quan hệ kinh tế và nhân đạo. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Senegal — cửa ngõ vào Tây Phi — cũng sẽ góp phần củng cố thêm quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực. Nhờ chuyến thăm này, Trung Quốc có thể mở rộng dự án "Vành đai và con đường" của mình cho khu vực châu Phi này."

Hơn nữa, Senegal gắn với Đại Tây Dương, nên nước này có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Xét cho cùng, hiện tại Bắc Kinh chưa kiểm soát được cơ sở hạ tầng cảng ở bờ biển phía tây châu Phi, điều sẽ giúp giải quyết mục tiêu đầy tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc biển lớn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала