Dấu ấn ông Nguyễn Mạnh Hùng trước khi được giao quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông

© Ảnh : CafeFÔng Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước khi được giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng là một trong số không nhiều người có mặt ở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ngay từ những ngày đầu thành lập (1989) cho tới nay.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng gắn liền với lịch sử phát triển của Tập đoàn Viettel, từ một đơn vị thuộc Binh chủng Thông tin liên lạcphát triển thành Tổng Công ty (năm 2005) trực thuộc Bộ Quốc phòng, trở thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội (năm 2009) và nay là Tập đoàn Công nghiệp — Viễn thông Quân đội (năm 2018).

Trong hơn 4 năm đảm nhiệm cương vị Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ năm 2014 đến thời điểm được  giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã để lại nhiều dấu ấn có tính chất quyết định tương lai của Viettel.

Đưa Viettel trở thành doanh nghiệp nhà nước hiệu quả nhất.

Trong 4 năm qua, dưới sự dẫn dắt của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel đã liên tục đi đầu, chủ động thực hiện những nhiệm vụ khó như đầu tư hạ tầng mạng lưới băng rộng cả cố định và di động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển các công cụ, công nghệ bảo vệ không gian mạng, tham gia nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng viễn thông, vũ khí công nghệ cao, làm chủ không gian mạng và bảo đảm an toàn thông tin quốc gia.

Cùng với đó, Viettel cũng là doanh nghiệp nhà nước hiệu quả nhất, đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quốc gia với doanh thu đạt 12 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 27%, lợi nhuận lớn nhất đạt 42.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất đạt 41.000 tỷ đồng, thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD.

Đưa Viettel trở thành đơn vị dẫn dắt xu thế phát triển của ngành Viễn thông và CNTT Việt Nam

Trong 4 năm qua, Viettel đã có những bước đầu tư đột phá cho hạ tầng viễn thông. Viettel đã đầu tư mạng cố định siêu băng rộng bằng công nghệ cáp quang GPON đến từng hộ gia đình kể cả vùng nông thôn và miền núi. Viettel cũng đầu tư mạng di động băng rộng 4G phủ đến 95% dân số đô thị và 90% dân số toàn quốc. Cùng với hạ tầng băng rộng cố định và di động, hạ tầng lưu trữ dữ liệu và công nghệ điện toán đám mây liên tục được Viettel đầu tư mở rộngđã định hình một mạng viễn thông và CNTT lớn nhất, hiện đại nhất, là cơ sở hạ tầng kỹ thuật quyết định vị thế dẫn dắt của Viettel trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tại Việt Nam.

Về đầu tư nước ngoài, Viettel cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên và duy nhất của Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông tại nhiều thị trường nước ngoài. Hiện nay, Viettel đã kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Việc đẩy mạnh đầu tư ra các thị trường ngoài Việt Nam là chiến lược mà Viettel theo đuổi không chỉ nhằm mục tiêu phát triển lĩnh vực viễn thông và CNTT mà còn phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu sản xuất của Tập đoàn.

© Ảnh : PLOÔng Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Đưa ra giải pháp góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Để tháo gỡ nút thắt trong xây dựng Chính phủ điện tử dưới dạng các dự án đầu tư, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra giải pháp đưa CNTT trở thành dịch vụ, giống như dịch vụ viễn thông, để tránh việc các Bộ, ngành, đơn vị, cũng như các doanh nghiệp phải đầu tư. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí về duy trì đội ngũ phụ trách mảng CNTT, giảm chi phí đầu tư ban đầu, tránh rủi ro về việc thay đổi công nghệ…

Từ sáng kiến này, đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển các dịch vụ CNTT ra thuê ngoài để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Với giải pháp này, Viettel đã triển khai một số dự án quan trọng gồm Hệ thống hải quan một cửa quốc gia;Hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế; Hệ thống quản lý hộ tịch; Hệ thống tiêm chủng quốc gia; Văn phòng điện tử, Thành phố thông minh…

Hình thành 3 ngành công nghiệp mới, tạo không gian phát triển mới cho Viettel

Từ một doanh nghiệp thuần tuý kinh doanh dịch vụ viễn thông, đến nay, qua tầm nhìn và điều hành trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel đã bổ sung cho mình 3 ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Đó là ngành công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; ngành công nghiệp điện tử viễn thông; ngành công nghiệp an ninh mạng. Đây chính là cơ sở để đầu năm 2018, Chính phủ đã có quyết định thông qua điều lệ và đổi tên Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành Tập đoàn Công nghiệp — Viễn thông Quân đội.

Tái cấu trúc Viettel

Từ mô hình tập đoàn điều hành tập trung, Viettel đã có những chuyển dịch mang tính nền tảng để trở thành Tập đoàn toàn cầu với các tiêu chuẩn quốc tế theo hướng tinh gọn, linh hoạt, lấy khách hàng làm trung tâm. Mô hình mới đã được thiết kế theo hướng tăng tính tự chủ của các đơn vị kinh doanh, Tập đoàn chịu trách nhiệm dẫn dắt về chiến lược, tri thức, giảm số lớp, giảm chồng chéo giữa các đơn vị, hình thành các đơn vị kinh doanh theo các phân khúc khách hàng, thiết kế lại các quy trình tiếp xúc với khách hàng, đưa các công nghệ mới, tự động hoá quy trình để tăng trải nghiệm khách hàng. Xây dựng các trung tâm sáng tạo để kích thích việc hình thành và thực thi các ý tưởng mới. Cơ chế lương mới được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, trả lương theo giá trị tạo ra, định vị lương của Viettel dẫn đầu thị trường nhằm thu hút được lực lượng lao động toàn cầu.

Nguồn: baodautu

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала