Vượt qua nỗi đau và nước mắt: Hàn Quốc kỷ niệm 65 năm kết thúc chiến tranh

© AP Photo / Ahn Young-joonkỷ niệm 65 năm kết thúc chiến tranh
kỷ niệm 65 năm kết thúc chiến tranh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kể từ khi ký thỏa thuận ngừng bắn Chiến tranh Triều Tiên, đã 65 năm trôi qua, nhưng những giọt nước mắt của những người trải qua những nỗi kinh hoàng thời đó vẫn tiếp tục chảy cho đến tận bây giờ.

Cuộc chiến tranh đã cướp đi cuộc sống hàng trăm ngàn người và gây ra chấn thương tâm lý không thể chữa lành cho toàn bộ người dân Hàn Quốc. Ngày hôm nay, ở phía nam của bán đảo Triều Tiên, người ta tưởng nhớ những người đã đi qua cuộc chiến tranh với vũ khí trên tay, những người chịu đựng những thử thách khó khăn ở phía sau, và những người trở thành nạn nhân của cuộc đối đầu ý thức hệ giữa hai hệ thống, chia rẽ nước Triều Tiên.

CC BY-SA 3.0 / Danleo / The Statue of Brothers in Seoul War MemorialNhóm tượng "Cuộc gặp của những người anh em" ở Seoul
Nhóm tượng Cuộc gặp của những người anh em ở Seoul - Sputnik Việt Nam
Nhóm tượng "Cuộc gặp của những người anh em" ở Seoul

Anh hùng

So Chonelyu năm nay đã bước sang tuổi 93, nhưng bất chấp tuổi cao, ông vẫn thường xuyên hành hương đến những ngọn núi của Quận Kapkhon phía đông Seoul.

"Ở đó là các đồng đội của tôi. Thi thể họ đang ở đâu đó bởi thế nên tôi đến đây. Tôi chỉ muốn cầu nguyện trên phần mộ của họ", cựu chiến binh của Chiến tranh Triều Tiên nói.

Từ khi còn trẻ, ngay khi có cơ hội đầu tiên là ông đã tìm đến nơi này, nơi từng có những trận đánh khốc liệt và tìm kiếm nơi có thể chôn cất  đồng đội, những người mà ông đã chia sẻ tất cả những niềm vui và nỗi buồn trong chiến tranh. Và trên hết, ông muốn tìm một người bạn mà chút nữa đã gần như cùng nhau hy sinh trong trận chiến đấu.

"Viên đạn xuyên qua và máu chảy. "Đừng có chết!" — Tôi hét lên, còn anh ấy chỉ thì thầm: "Trung úy,…" — và chết tại đó. Tôi đặt thi thể của anh xuống và chạy đến tham gia cuộc tấn công", So nhớ lại buồn bã.

Nhưng ngay cả đấn bây giờ ông vẫn không từ bỏ hy vọng có thể tìm thấy người bạn và cầu nguyện cho linh hồn yên nghỉ.

 Kẻ phản bội

Số phận không kém phần đáng buồn xảy ra với những công dân bình thường của Hàn Quốc, những người mà chính quyền sau đó xếp vào danh sách ủng hộ miền Bắc. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh, quân đội Hàn Quốc, cảnh sát quân sự và các thành viên các tổ chức chống cộng cực đoan không thông qua tòa án đã hành quyết các thành viên của cái gọi là "Liên hiệp thông tin dân sự", mà trước đó dùng để «cải tạo» tất cả những người không đáng tin cậy về chính trị. Theo một số ước tính, kết quả của những cuộc thanh trừng này là có tới 200 nghìn người Nam Triều tiên đã chết. Và nhiều người trong số họ không có liên quan gì tới cộng sản.

 Những người sống sót sau vụ thảm sát xảy ra vào tháng Bảy năm 1950 tại làng Yoyanni ở miền nam đất nước, khó khăn khi nhớ lại những sự kiện khủng khiếp đó.

"Người đàn ông phải thu nhặt các thi thể khóc nức nở khi anh ấy nói với tôi rằng nhiều người vẫn còn sống cầu xin cứu họ cho đến người cuối cùng. Nhưng các cảnh sát đứng bên cạnh bắn chết từng người một, và ông ấy không thể cứu họ"- theo phiên bản Hàn Quốc dẫn  lời của một trong những người dân địa phương.

Trong một thời gian dài các nhân chứng chứng kiến ​​những tội ác bị cấm không được nói về những gì họ đã thấy, bị đe dọa bởi cái chết. Và nỗi sợ bị trừng phạt chỉ vì nghi ngờ giúp đỡ Bắc Triều Tiên vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

 Người tị nạn

Việc ký kết thỏa thuận đình chiến ngày 27 tháng Bảy năm 1953 không chỉ kết thúc cuộc chiến tranh, mà còn chia cắt Triều Tiênthành miền Bắc và miền Nam, để lại đau khổ cho nhiều trái tim người Hàn Quốc về quê hương, nơi mà họ bao giờ còn có thể quay lại.

© AP Photo / Kim Ho-young, Korea Poolcuộc họp mặt những gia đình bị chia cắt
cuộc họp mặt những gia đình bị chia cắt - Sputnik Việt Nam
cuộc họp mặt những gia đình bị chia cắt

Có lẽ ví dụ sinh động nhất về những người bị di cư cưỡng bức là Moon Yonghyong  — cha của Tổng thống Hàn Quốc hiện tại. Ông là người gốc Hynnam, một thành phố trên bờ biển phía đông của CHDCND Triều Tiên, Moon với sự khởi đầu của Chiến tranh Triều Tiên, đã chạy trốn đến đảo Kojje ở phía nam của Hàn Quốc. Tuy nhiên cuộc sống phải được xây dựng lại từ đầu. Kết quả là do rất nhiều khó khăn và lo lắng cho tương lai của gia đình, trái tim ông đã đột nhiên ngừng đập vào năm 1978. Người vợ Kang Hanok của ông củng di tản đã phải kiếm sống bằng việc bán những bánh than và đồ cũ ngoài chợ. Năm 2004, bà cùng với con trai bà trong cuộc họp mặt những gia đình bị chia cắt đã nhìn thấy em gái của mình, người mà bà đã không nhìn thấy kể từ khi hai tuổi. Nhưng bà vẫn không thể trở về quê hương mình trong hơn 68 năm và không biết khi nào có thể làm điều đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала