Việt Nam có bao nhiêu người bạn ở Nga?

© Sputnik / Shidlovskiy / Chuyển đến kho ảnhПрезидиум торжественного собрания, посвященного десятилетней годовщине Общества советско-вьетнамской дружбы (ныне Общество российско-вьетнамской дружбы).
Президиум торжественного собрания, посвященного десятилетней годовщине Общества советско-вьетнамской дружбы (ныне Общество российско-вьетнамской дружбы). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 31 tháng Bảy là kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Hội hữu nghị Việt-Nga. Chúng ta sẽ cùng nhớ lại cội nguồn của sự kiện này.

Ngay sau khi kết thúc Cuộc chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, cơ hội hợp tác giữa hai dân tộc Liên Xô và Việt Nam được mở rộng đáng kể. Đảng Cộng sản Liên Xô đã quyết định thành lập Hội hữu nghị Việt-Xô vì cho rằng cần phải có một tổ chức ở Liên Xô chuyên làm nhiệm vụ phổ biến thông tin về Việt Nam, lịch sử quang vinh của đất nước cũng như sự nghiệp kiến thiết trong thời kỳ hiện đại, giúp Đảng Cộng sản LX thực hiện một cách có hiệu quả chính sách liên quan tới Việt Nam. Chủ tịch đầu tiên của Hội hữu nghị Việt Xô được bầu ra tại cuộc họp công chúng tại Matxcơva vào ngày 31-7-1958 là một chính khách lớn, Chủ tịch Hội đồng Xô viết Tối cao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, ông Ivan Goroshkin. Sau đó, trong vòng 25 năm, từ năm 1966 đến năm 1991, chức vụ Chủ tịch Hội được giao phó cho phi công và nhà du hành vũ trụ thứ hai của Liên Xô German Titov.

© Sputnik / B. Elin  / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt-Xô, phi hành gia Liên Xô, Anh hùng Liên Xô German Titov và Ủy viên Uỷ ban Ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, Trần Thị Lý tại Nhà hữu nghị.
Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt-Xô, phi hành gia Liên Xô, Anh hùng Liên Xô German Titov và Ủy viên Uỷ ban Ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, Trần Thị Lý tại Nhà hữu nghị. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt-Xô, phi hành gia Liên Xô, Anh hùng Liên Xô German Titov và Ủy viên Uỷ ban Ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, Trần Thị Lý tại Nhà hữu nghị.

Tất cả những sự kiện diễn ra ở Việt Nam đều được phản ánh rất đầy đủ trong hoạt động của Hội hữu nghị Việt-Xô. Giai đoạn cuối những năm 1950 gắn liền với sự kiện đế quốc Mỹ bắt đầu can thiệp vào vấn đề của Việt Nam và có kế hoạch củng cố tình trạng Việt Nam bị chia rẽ thành hai miền Nam Bắc. Trong thời kỳ này, Hội đã thực hiện nhiệm vụ thông báo cho công chúng Liên Xô và thế giới về các âm mưu tội lỗi của những kẻ đế quốc, đồng thời ủng hộ chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu.

© Sputnik / Vladimir Akimov / Chuyển đến kho ảnh Сuộc gặp mặt giữa thư ký Ủy ban Trung ương đảng, Bộ trưởng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam Xuân Thủy tới Matxcơva theo lời mời của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng với các thành viên của Hội nghị Việt- Xô. Ông Xuân Thủy (trái) và Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Xô, Anh hùng Liên Xô, phi công Liên Xô, phi hành gia German Titov
 Сuộc gặp mặt giữa thư ký Ủy ban Trung ương đảng, Bộ trưởng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam Xuân Thủy tới Matxcơva theo lời mời của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng với các thành viên của Hội nghị Việt- Xô. Ông Xuân Thủy (trái) và Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Xô, Anh hùng Liên Xô, phi công Liên Xô, phi hành gia German Titov - Sputnik Việt Nam
Сuộc gặp mặt giữa thư ký Ủy ban Trung ương đảng, Bộ trưởng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam Xuân Thủy tới Matxcơva theo lời mời của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng với các thành viên của Hội nghị Việt- Xô. Ông Xuân Thủy (trái) và Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Xô, Anh hùng Liên Xô, phi công Liên Xô, phi hành gia German Titov

Trong những năm đế quốc Mỹ trắng trợn thực hiện chính sách xâm lược chống lại nhân dân Việt Nam, Hội hữu nghị Việt-Xô đã đi đầu trong phong trào đoàn kết với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu chống Mỹ. Trong khuôn khổ của chiến dịch thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam, Hội đã tổ chức hàng ngàn cuộc họp và các cuộc mít tinh tại Matxcơva và các thành phố Liên Xô khác với khẩu hiệu ngăn chặn cuộc xâm lược của Mỹ chống lại Việt Nam. Trong những năm đó, từ tất cả các vùng miền của Liên Xô, các bưu kiện chứa thuốc chữa bệnh, đồ chơi và vở viết cho trẻ em Việt Nam đã được gửi đến Hội hữu nghị Việt-Xô. Những món quà này được gửi đến Việt Nam trên các "con tàu đoàn kết", do Quỹ Hòa bình và Hội hữu nghị Việt-Xô thanh toán chi phí vận chuyển.

Năm 1975 chiến tranh tại Việt Nam kết thúc. Bắt đầu thời kỳ khôi phục đất nước sau chiến tranh. Ai cũng biết rằng Liên Xô đóng góp vai trò lớn lao trong quá trình này. Hội hữu nghị Việt-Xô cũng đã tìm ra cách thể hiện vai trò của mình trong lĩnh vực này. Các thành viên của Hội đã tổ chức các sự kiện tại các cơ sở trợ giúp kỹ thuật tại Việt Nam, tại các xí nghiệp của Liên Xô, nơi có các thanh niên Việt Nam làm việc, trong các trường đại học Liên Xô có sinh viên Việt Nam học tập. Khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào tháng 2 năm 1979, Hội đã cùng với các tổ chức xã hội khác tiến hành các chiến dịch thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Chính vào thời điểm đó đã đưa ra quyết định rằng 75% số tiền thu được nhờ các ngày Thứ bảy cộng sản toàn liên bang sẽ được chuyển vào Quỹ viện trợ cho nhân dân Việt Nam.

© Sputnik / Vladimir Rodionov / Chuyển đến kho ảnhCuộc họp trọng thể kỳ niệm 15 năm Hội hữu nghi Việt-Xô. Trong phòng họp
Cuộc họp trọng thể kỳ niệm 15 năm Hội hữu nghi Việt-Xô. Trong phòng họp - Sputnik Việt Nam
Cuộc họp trọng thể kỳ niệm 15 năm Hội hữu nghi Việt-Xô. Trong phòng họp

Sau khi Liên Xô tan rã, vào tháng 12/1991, Hội hữu nghị với Việt Nam đã được thành lập với tư cách là cơ quan kế nhiệm của Hội hữu nghị Việt-Xô, để rồi vào năm 2007 được đổi tên thành Hội hữu nghị Việt-Nga.

Trong bối cảnh kinh tế và chính trị mới, Hội vẫn tiếp nối truyền thống của năm xưa. Hội hữu nghị Việt-Nga vẫn thực hiện hoạt động của mình trong các tầng lớp xã hội khác nhau ở LB Nga, phổ biến thông tin tới người dân Nga về cuộc sống hiện đại của Việt Nam, nhằm củng cố hợp tác giữa hai nước Nga và Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục và văn hóa. Như lời của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Lavrov, «phần nhiều, nhờ nỗ lực của Hội hữu nghị Việt-Nga mà quan hệ hai nước bước lên một bậc mới, trở thành quan hệ đối tác chiến lược và đang tiếp tục phát triển thành công».

Ngày hôm nay, Việt Nam có nhiều người bạn ở Nga. Các chi nhánh và phân ban của Hội hữu nghị Việt-Nga không chỉ hoạt động ở Matxcơva và St. Peterburg, mà cả ở Tula, Barnaul, Boronezh, Volgograd, Vladivostok, Ivanovo, Kazan, Novosibirsk, Tver, Tomsk, Ufa, Khabarovsk, Yaroslavl.

Đánh giá hoạt động của Hội hữu nghị Việt-Nga trong giai đoạn hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói:

"Một điều hết sức quan trọng là Hội hoạt động tích cực trong việc thiết lập và mở rộng các mối quan hệ nhân đạo, thực hiện những dự án về văn hóa và giáo dục rất cần thiết, giúp công dân hai nước hiểu biết nhau tốt hơn».

Các thành viên của Hội hữu nghị Việt-Nga nhận xét rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam thường xuyên quan tâm tới hoạt động của Hội, các lãnh đạo nhà nước Việt Nam khi tới Matxcơva bao giờ cũng gặp gỡ với lãnh đạo Hội hữu nghị Việt-Nga. Hội hữu nghị Việt-Xô — Hội hữu nghị Việt-Nga đã ba lần được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала