Day dứt về khoảng cách giàu nghèo

© Sputnik / Taras IvanovQuốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ðỗ Văn Chiến nói rằng, ông thấy day dứt, trăn trở khi tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số cao, thu nhập bình quân chỉ bằng 1/5 so với cả nước, tiengphong đưa tin.

Sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. Nêu chất vấn, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đề cập tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số rất cao, cứ 3 người thì có 1 người nghèo. Điều đáng quan tâm là thu nhập bình quân đồng bào dân tộc thiểu số rất thấp, dẫn đến chênh lệch giàu nghèo cao. Đại biểu chất vấn Bộ trưởng về trách nhiệm và giải pháp khắc phục.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho rằng, vấn đề đại biểu nêu ra "mang tầm chiến lược", cũng là day dứt, trăn trở của nhiều cấp lãnh đạo, trong đó có cá nhân ông. Thực tế, thu nhập bình quân của họ chỉ 7 — 8 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng 1/5 so với cả nước. Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về chính sách đặc thù, hỗ trợ phát triển kinh tế — xã hội, tuy nhiên quá trình thực hiện còn một số khó khăn, hiệu quả cũng chưa được như mong muốn.

Mặc dù các chính sách về y tế, văn hóa, giáo dục, hạ tầng đều đã có, nhưng tại sao vẫn chưa đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc? Theo ông Chiến, có chính sách ban hành nhưng cân đối nguồn vốn thấp, chính sách lại thường kéo dài 5 năm, cái mới chưa ra, cái cũ hết hiệu lực. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp cũng là nguyên nhân để số ít người dựa dẫm, không muốn ra khỏi hộ nghèo. Vì vậy, chính sách tới đây sẽ phải "tăng vay ưu đãi, giảm cho không", ông nói.

Tại phiên chất vấn, các đại biểu cũng phản ánh, qua giám sát và khảo sát cho thấy các chương trình, dự án đầu tư cho khu vực dân tộc miền núi có nhiều nội dung chồng chéo, dẫn đến phân tán nguồn lực, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Về việc này, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết, hiện có 13 nhóm chính sách, phân công cho 14 bộ chủ trì. Có chính sách một số bộ đề xuất nhưng không trùng lặp, vì sự hưởng lợi khác nhau, tuy nhiên điều này cũng không tốt. Ông Chiến "thiết tha đề nghị" có nghiên cứu mang tầm quốc gia để giải quyết cho đồng bào dân tộc có đời sống tốt hơn, bởi đây là vùng có vị trí chiến lược.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала