Dân kiện chính quyền: Chủ tịch tỉnh, thành phố ngày càng "lười" đến toà

© Ảnh : QHChủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo VNeconomy, trong 3 năm, Toà án nhân dân Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch và phó chủ tịch uỷ ban tham gia tố tụng...

Bên cạnh chủ tịch tỉnh tham gia tất cả các phiên đối thoại và nhiều phiên toà thì có vị không xuất hiện lần nào.

Sáng 22/8, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên thứ 10, cho ý kiến về dự thảo báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch uỷ ban nhân dân, uỷ ban nhân dân.

"Bận công tác" không thể đến toà 

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh vấn đề giám sát là chủ đề nóng bỏng, được dư luận và nhân dân rất quan tâm.

Đây là loại án người dân kiện chính quyền và người đứng đầu chính quyền, bản thân quan hệ này đã hàm chứa sự bất bình đẳng. Qua giám sát cho thấy kết quả đạt được cũng nhiều và những tồn tại hạn chế cũng không ít, bà Nga nói.

Theo kết quả giám sát, trong 3 năm 2015 — 2017 cả nước có 11.180 quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch uỷ ban nhân dân, uỷ ban nhân dân bị khiếu kiện đến toà án, chiếm khoảng gần 10% trên tổng số khiếu nại hành chính.

Qua xét xử, tổng số quyết định hành chính, hành vi hành chính bị toà án tuyên huỷ toàn bộ hoặc một phần là 1.194. Có những địa phương tỷ lệ bị tuyên huỷ chiếm tỷ lệ khá cao như An Giang 81%, Quảng Nam 55,76%; Hải Dương 31,58%…

Báo cáo giám sát nêu rõ, một trong những yêu cầu của việc ban hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 là tăng cường hơn nữa trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc tham gia tố tụng, giải quyết khiếu kiện của người dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, tỷ lệ chủ tịch uỷ ban nhân dân và người đại diện của uỷ ban nhân dân không tham gia phiên toà có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm 2017 tăng gấp 3 lần so với trước khi thực hiên luật tố tụng hành chính 2015. Cụ thể, năm 2015 là 10,71%; năm 2016 là 21,93 % và đến 2017 tăng đến 31,69%.

Đáng chú ý, có những địa phương, sau khi luật tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực thi hành, chủ tịch uỷ ban dân nhân làm văn bản uỷ quyền thường xuyên cho phó chủ tịch tham gia tố tụng, sau đó phó chủ tịch cũng chưa tham gia bất kỳ phiên đối thoại hoặc phiên toà nào.

Điển hình, trong 3 năm, Toà án nhân dân Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch và phó chủ tịch uỷ ban tham gia tố tụng.

Tại Tp.HCM, năm 2017 có 260/260 vụ không tổ chức đối thoại được do chủ tịch và đại diện uỷ ban nhân dân vắng mặt tại toà án thành phố.

Có những địa phương, sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của toà án, chủ tịch hoặc phó chủ tịch được uỷ quyền có văn bản gửi toà án được đề nghị vắng mặt trong tất cả các hoạt động  tố tụng mà toà án triệu tập.

Lý do vắng mặt không tham gia tố tụng được uỷ ban nhân dân các địa phương nêu đều do "bận công tác" và do luật thu hẹp phạm vi người được uỷ quyền tham gia tố tụng so với Luật Tố tụng hành chính năm 2010 dẫn đến khó khăn.

Song, báo cáo giám sát nêu rõ, thực tiễn triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính cho thấy, có những địa phương, số lượng án hành chính lớn nhưng chủ tịch và người đại diện uỷ ban vẫn bố trí tham gia tố tụng nghiêm túc.

Chẳng hạn Đồng Tháp trong 142 vụ chủ tịch và người đại diện tham gia 100% phiên đối thoại và 96,5% phiên toà.

Ngược lại, có những địa phương số lượng án rất ít, nhưng chủ tịch và người đại diện thường xuyên xin vắng, thậm chí có tỉnh vắng 100% số vụ. Như, Hải Phòng vắng 17/17 vụ, Bắc Giang vắng 53/56 vụ…

Phải gương mẫu thì lại chây ì

Lẽ ra phải là những người gương mẫu nhất thì nhiều chủ tịch tỉnh, uỷ ban nhân dân tỉnh lại chây ì trong thi hành án, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư Pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Theo báo cáo giám sát, đến thời điểm hiện nay, báo cáo của Chính phủ cho biết còn 36 bản án, quyết định chưa được chủ tịch uỷ ban và uỷ ban nhân dân thi hành.

Việc này, theo cơ quan giám sát là gây bức xúc cho người được thi hành án, dẫn đến tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện phức tạp. Thậm chí có bản án có hiệu lực từ năm 2011 đến nay nhưng vẫn chưa được thi hành.

"Đối tượng phải thi hành án loại này là cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, đây là đối tượng cần nghiêm túc, gương mẫu nhất trong việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, việc tồn đọng án hành chính chưa thi hành là một hạn chế lớn và đã tồn tại qua nhiều năm, cho thấy việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương còn chưa nghiêm, làm giảm lòng tin của nhân dân", đoàn giám sát nhấn mạnh.

Đề nghị của đoàn giám sát là Chính phủ cần làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan, đồng thời cần tiếp tục có biện pháp đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực thi hành các bản án, quyết định của hành chính của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do chưa thi hành án được một số chủ tịch, uỷ ban nhân dân đưa ra là không đồng tình với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án và đang kiến nghị toà án xem lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo đoàn giám sát thì lý do này không phù hợp với quy định của luật.

Trong ba năm, nhiều trường hợp chủ tịch và uỷ ban nhân dân không tự nguyện thi hành án, dẫn đến người dân phải có đơn đề nghị và toà án đã phải ra 70 quyết định buộc thi hành án, cho thấy sự chưa gương mẫu chấp hành pháp luật, chưa đề cao trách nhiệm trước nhân dân của một số cơ quan chính quyền địa phương, đoàn giám sát đánh giá.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала