Long tranh, hổ đấu trên Biển Đông: ASEAN còn 1 lựa chọn duy nhất

© AP Photo / Joseph NairNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hướng tiếp cận ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc với ASEAN đang gia tăng tới mức vượt xa bất cứ điều gì từng thấy trong lịch sử hiện đại, theo Soha.

Nỗ lực "lôi kéo" từ hai phía

Mở màn Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN gần đây, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishna đã nhắc lại lời của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger: "Chúng ta đang ở trong một giai đoạn rất, rất tồi tệ".

Vòng thảo luận gần đây của ASEAN cho thấy rõ rằng những lo ngại của ông Balakrishna không hề bị đặt nhầm chỗ. ASEAN đang đối mặt với vô số vấn đề, bao gồm cả chủ nghĩ khủng bố, an ninh mạng, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Dù vậy, hiện giờ câu hỏi đáng chú ý nhất là liệu ASEAN có thể tiếp cận chính trị khu vực như một đối tượng độc lập và tiếp tục sử dụng chút ít ảnh hưởng khi xung đột lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, và 2 cường quốc tìm cách gia tăng quyền lực của mình với các quốc gia thành viên của khối này hay không.

Hãy nhìn vào cách Washington và Bắc Kinh tiếp cận ASEAN gần đây. Ngày 30/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố thiết lập quỹ dành cho phát triển hạ tầng ở khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương, tiết lộ kế hoạch đóng góp 113 triệu USD của Mỹ và khẳng định rằng Mỹ sẽ làm việc với Nhật Bản, Australia để phát triển hạ tầng ở khu vực này.

Ông Pompeo cũng cho hay, Mỹ sẽ đóng góp 300 triệu USD để hỗ trợ an ninh trong khu vực, bao gồm cả an ninh hàng hải, viện trợ nhân đạo và kiến tạo hòa bình.

Trong khi đó, hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc — ASEAN đã ra một thỏa thuận để đặt nền móng cho những cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đề nghị ASEAN cùng tập trận chung ở Biển Đông

Theo Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, "Nếu loại trừ được những phiền nhiễu từ bên ngoài thì những cuộc thảo luận về bộ quy tắc sẽ tăng tốc và đạt tiến triển". Hàm ý của ông khá rõ ràng: Việc Mỹ can thiệp vào tình hình Biển Đông là một trở ngại để giải quyết vấn đề.

Sau đó 2 ngày, ông Vương lại khẳng định, hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền khỏi "những nước không nằm trong khu vực, đặc biệt là Mỹ".

Thêm vào đó, mặc dù các hội nghị ASEAN đang diễn ra, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN vẫn tiến hành một cuộc diễn tập chung tại căn cứ hải quân Changi.

Theo các báo cáo truyền thông, Trung Quốc đã đề xuất tiến hành các cuộc diễn tập quân sự chung với ASEAN trong tương lai, và Trung Quốc thậm chí còn đề nghị các nước thành viên ASEAN không tham gia vào các cuộc tập trận chung với "các quốc gia không nằm trong khu vực" mà không tham vấn trước.

Lựa chọn của ASEAN

Xét ở một góc độ nào đó, những sáng kiến của Washington và Bắc Kinh nhằm lôi kéo các nước thành viên ASEAN về phía mình đã định nghĩa không khí của các hội nghị ASEAN gần đây.

Tất nhiên, quan hệ đối đầu giữa các cường quốc không phải lúc nào cũng tiêu cực với các nước ASEAN.

Thách thức ngoại giao với các quốc gia nhỏ là luôn phải giữ cân bằng trong mối quan hệ của mình với các cường quốc đối chọi nhau. ASEAN cũng đi theo con đường này. Sau cùng, sự trung lập của ASEAN là kết quả của việc các nước thành viên sát cánh cùng nhau.

Tuy nhiên, chính sách gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc, với những ý định khá rõ rệt, chính là điều khiến cho tình hình hiện nay trở nên khá bất định với các nước thành viên ASEAN.

Ai cũng có thể dễ dàng lý luận rằng, hướng tiếp cận ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc với ASEAN đang gia tăng tới mức vượt xa bất cứ điều gì từng thấy trong lịch sử hiện đại.

Mặc dù ông Pompeo nhấn mạnh tới sự can thiệp của Mỹ tại châu Á, như một cường quốc đang tìm cách gây áp lực với Bắc Kinh, nhưng không phải lúc nào Washington cũng hành xử theo cách sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước thành viên ASEAN.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
"Mặc kệ" Trung Quốc, Mỹ kiên quyết duy trì hiện diện quân sự ở Biển Đông

Ví dụ, chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Trump là nhằm vào Trung Quốc, nhưng lối ngoại giao của ông Trump khó đoán tới mức ASEAN có thể mắc kẹt trong một tình huống khó xử.

Thậm chí nếu tình trạng khó đoán trong chính sách của Mỹ kéo dài trong vài năm thì Trung Quốc sẽ tận dụng khoảng thời gian đó để tăng cường nỗ lực đưa các nước ASEAN vào quỹ đạo của mình.

Tình huống này cũng có thể dẫn tới việc một số nước chuyển hướng sang Nhật Bản, như một lựa chọn thứ ba. Dù vậy, hiện nay Nhật Bản đang tập trung cải thiện quan hệ với Trung Quốc và về bản chất, Tokyo không đủ sức mạnh để gây áp lực với Bắc Kinh dù trên phương diện an ninh hay kinh tế.

Trong bài phát biểu của mình, ông Balakrishnan còn dẫn lời của cựu Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin: "Nếu ta không hợp sức cùng nhau thì tất cả đều sẽ chết". Đó là lời kêu gọi ASEAN đoàn kết trong bối cảnh hiện nay.

Cuối cùng, dù khó khăn thế nào thì các nước thành viên ASEAN cũng không có nhiều lựa chọn ngoài bám vào lời khuyên này trong quan hệ ngoại giao khu vực, nếu họ muốn duy trì sự độc lập, cũng như tầm ảnh hưởng của mình về lâu về dài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала