Việt Nam – Nga: Tầm cao mới của hợp tác chiến lược toàn diện

© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhNgày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp tại Sochi.
Ngày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp tại Sochi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Kết quả quan trọng nhất: lòng tin chiến lược của hai người bạn thủy chung, tin cậy và không bao giờ phản bội nhau. Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga không những được khẳng định lại mạnh mẽ mà còn được nâng lên một tầm cao mới”.

"Theo tôi thì đó là sự khôi phục lại rất mạnh mẽ quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc mặc dù không còn là quan hệ đồng chí. Đó là về tinh thần. Còn về các khía cạnh khác thì hợp tác kinh tế Việt — Nga sẽ còn được thúc đẩy mạnh hơn rất nhiều lần nếu thiết tập được các tam giác kinh tế Nga — Trung — Việt  và Nga — ASEAN — Việt Nam. Đây là điều mà Mỹ và phương Tây rất không muốn".

Đó là bình luận của các chuyên gia quan hệ quốc tế của Việt Nam với Sputnik về kết quả đàm phán Việt-Nga trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 5-8 tháng 9.

Chiều 6/9 (theo giờ địa phương), tại thành phố Sochi, sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Vladimir Putin đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai bên và phát biểu với báo chí. Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết gần 20 văn kiện hợp tác thuộc nhiều lĩnh vực. Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi với hai chuyên gia Việt Nam về quan hệ quốc tế và ghi lại những bình luận của họ.

Sputnik: Theo các ông thì kết quả quan trọng nhất, thành công lớn nhất của đàm phán Việt Nam — Liên bang Nga lần này là gì?

Đại tá Nguyễn Minh Tâm,

Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế

Theo tôi thì đó là sự khôi phục lại rất mạnh mẽ quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc mặc dù không còn là quan hệ đồng chí. Đó là về tinh thần. Còn về các khía cạnh khác thì hợp tác kinh tế Việt — Nga sẽ còn được thúc đẩy mạnh hơn rất nhiều lần nếu thiết tập được các tam giác kinh tế Nga — Trung — Việt  và Nga — ASEAN — Việt Nam. Đây là điều mà Mỹ và phương Tây rất không muốn.

Thành công lớn nhất của cuộc gặp giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Vladimir Putin nói riêng và chuyến thăm Liên bang Nga lần này của Đoàn cấp cao Việt Nam nói chung là thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Một loạt các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực an ninh tài chính tiền tệ, khoa học công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và văn hóa thể thao đã được ký kết. Trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác song phương sâu hơn như:

— Nghị định thư sửa đổi, bổ sung về Trung tâm Nhiệt đới Việt — Nga.

— Bản ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục — Đào tạo Việt Nam với Tập đoàn Rosatom về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam bắt đầu đào tạo nhân sự cho TT khoa học công nghệ hạt nhân tương lai

— Bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học — Công nghệ Việt Nam và Tập đoàn quốc gia về năng lượng nguyên tử "Rosatom" về định hướng dư luận đối với dự án Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.

Trong đó, Dự án trọng tâm khoa học và công nghệ hạt nhân có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với các ngành khoa học công nghệ và năng lượng mà có liên quan đến quốc phòng và an ninh.

Giáo sư — Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn

Chuyên gia về các vấn đề quốc tế

Theo tôi thì kết quả quan trọng nhất: lòng tin chiến lược của hai người bạn thủy chung, tin cậy và không bao giờ phản bội nhau. Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam — Liên bang Nga không những được khẳng định lại mạnh mẽ mà còn được nâng lên một tầm cao mới.

Cả hai đều nhất trí và quyết tâm cao làm sâu sắc thêm, đẩy tốc độ hợp tác mạnh hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn,  đặt biệt quan hệ chặt chẽ hơn về quân sự, an ninh, năng lượng, KH-KT & công nghệ cao với Việt Nam trong đó hợp tác kỹ thuật quân sự — lĩnh vực giữ vị trí đặc biệt trong tổng thể quan hệ giữa hai nước Việt Nam — Liên bang Nga, chú trọng các dự án có hàm lượng công nghệ cao. Nga sẽ được xem xét là đối tác ưu tiên trong lĩnh vực xây dựng ngành năng lượng nguyên tử của Việt Nam.

lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cung cấp LNG và phát triển sản xuất điện khí

Ngoài ra, Nga và Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ bảo vệ các nguyên tắc của công lý tiếp tục xây dựng các nguyên tắc của công lý và sự thật trong các vấn đề quốc tế, điều phối các hành động  trong các tổ chức quốc tế, chủ yếu ở Liên Hợp Quốc; Hai bên cũng nhất trí sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng các hoạt động trong khuôn khổ Năm "chéo" 2019 để 2020 kỷ niệm 70 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đặc biệt, hai bên cũng khẳng định đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt Nam đang làm việc và học tập tại Liên bang Nga và cộng đồng người Nga đang làm việc và học tập tại Việt Nam vào sự phát triển quan hệ hai nước.

Sputnik: Điểm gì là mới và nổi bật chiếu theo kết quả đàm phán lần này giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin?

Giáo sư — Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn

Chuyên gia về các vấn đề quốc tế

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm căng thẳng trong quan hệ quốc tế và kết quả đàm phán cho thấy rõ rằng, hợp tác quân sự — an ninh giữa Việt Nam và Liên bang Nga sẽ chặt chẽ hơn, sâu hơn, thiết thực hơn. Và có thể nhận định rằng Việt Nam đồng quan điểm với Nga trong các vấn đề quốc tế. Điểu này rất quan trọng, vì thực chất là các đối tác chiến lược khác cũng đang tranh thủ Việt Nam trong hai vấn đề trên.

© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhNgày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Từ phải sang trái - Thứ trưởng Bộ Khoa học, giáo dục đại học Liên bang Nga Grigory Trubnikov và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Bế Xuân Trường.
Ngày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Từ phải sang trái - Thứ trưởng Bộ Khoa học, giáo dục đại học Liên bang Nga Grigory Trubnikov và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Bế Xuân Trường. - Sputnik Việt Nam
Ngày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Từ phải sang trái - Thứ trưởng Bộ Khoa học, giáo dục đại học Liên bang Nga Grigory Trubnikov và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Bế Xuân Trường.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm

Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế

Kết quả đàm phán lần này cho thấy, lần đầu tiên hai bên có được thỏa thuận chi tiết và cụ thể như trong những lĩnh vực hợp tác mới. Ví dụ, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Nga về trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực giám sát hệ thống thanh toán. Điều này mở ra xu hướng hai bên sẽ dần dần sử dụng hợp lý đồng nội tệ của mỗi bên để thanh toán, giảm bớt ảnh hưởng của đồng dollar Mỹ. Thứ hai, Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng Liên bang Nga về hợp tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng và phát triển nhiệt điện khí tại Việt Nam. Văn kiện này mở ra một hướng mới cho ngành điện Việt Nam  khi nguồn than đá đang cạn dần và khả năng phát triển thủy điện đã hầu như tới ngưỡng. Thứ ba, Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Gazprom, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Căn cứ văn kiện này, có thể dự báo trước về một công trình công nghiệp dầu khí sẽ được triển khai tại Quảng Trị.

Ngoài ra, các văn kiện về củng cố hợp tác hai bên về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Quỹ Rosscongress, Liên bang Nga v.v… sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào thị trường Nga nói riêng và thị trường các nước trong khối Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) nói chung.

© Sputnik / Mikhael Klimentyev / Chuyển đến kho ảnhNgày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Từ phải sang trái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc tế về hợp tác kinh tế (MBEC) Denis Ivanov và chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần "Sài Gòn-Hà Nội" Đỗ Quang Hiến.
Ngày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Từ phải sang trái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc tế về hợp tác kinh tế (MBEC) Denis Ivanov và chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội Đỗ Quang Hiến. - Sputnik Việt Nam
Ngày 6 tháng Chín năm 2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Từ phải sang trái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc tế về hợp tác kinh tế (MBEC) Denis Ivanov và chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần "Sài Gòn-Hà Nội" Đỗ Quang Hiến.

Điểm mới nữa là Bản Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nga về hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế đã được nâng cấp và mở rộng phạm vi điều chỉnh so với bản ghi nhớ trước đó. Điều này giúp cho hai bên có điều kiện để hợp tác với nhau chặt chẽ hơn không những chỉ ở vấn đề bảo đảm an ninh thông tin mà còn giúp chống trả lại các cuộc chiến tranh thông tin, chống tin tặc cũng như bảo đảm bí mật thông tin cho nhau.

Việc hợp tác hai bên trong lĩnh vực khoa học hạt nhân đã tiến triển theo một lộ trình chắc chắn hơn so với Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận đã bị dừng lại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Hà Nội và Moskva ủng hộ việc giải quyết hòa bình những tranh chấp lãnh thổ châu Á-TBD

Về vấn đề Biển Đông nói riêng và quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay nói chung, mặc dù không có văn kiện nào đề cập đến nhưng trong cuộc họp báo chung, hai bên đã cùng có quan điểm chung về sự cần thiết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, của UNCLOSS-1982, của Hiến chương Liên hiệp quốc. Việt Nam ủng hộ Nga tăng cường vai trò trong bảo đảm an ninh, hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương, Đông Nam Á và trên thế giới.

Điều này trái ngược với quan điểm của Washington và một số thế lực khác muốn giải quyết vấn đề bằng đe dọa sử dụng vũ lực quân sự.

Sputnik: Chân thành cảm ơn các chuyên gia đã dành thành gian cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала