Chuyên gia đánh giá về sự sẵn sàng của Nhật Bản tại việc ký kết hiệp ước hòa bình với Nga

© Sputnik / Alexander Wilf / Chuyển đến kho ảnhShinzo Abe, Tập Cận Bình, Vladimir Putin, Battulga Khaltmaa, Lee Nak Yon tại Diễn đàn Kinh tế Đông
Shinzo Abe, Tập Cận Bình, Vladimir Putin, Battulga Khaltmaa, Lee Nak Yon tại Diễn đàn Kinh tế Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Vladimir Putin đề xuất ký kết hiệp ước hòa bình với Nhật Bản trước cuối năm nay. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Valery Kistanov kể về những điều đang thúc đẩy phía Nhật Bản trong vấn đề này.

Tại phiên họp toàn thể "Viễn Đông: mở rộng biên giới triển vọng" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Đông (WEF), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất ký kết hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Diễn đàn Kinh tế Đông - Sputnik Việt Nam
Ông Putin kêu gọi Nhật Bản ký hiệp ước hòa bình trước cuối năm

"Chúng ta đã đàm phán 70 năm. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: "Chúng ta hãy cũng nhau thay đổi cách tiếp cận". Vâng, chúng ta hãy cũng nhau làm điều đó. Tôi vừa nảy ra ý tưởng: chúng ta hãy ký kết luận hiệp ước hòa bình — không phải ngay bây giờ… nhưng trước khi kết thúc năm — không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào"- nhà lãnh đạo Nga nói.

Đến lượt mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Đông rằng ông chia sẻ quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, vì việc chưa có hiệp ước hòa bình giữa Tokyo và Moskva là một tình huống bất thường.

"Chúng tôi có cùng quan điểm với Tổng thống Putin rằng đây là một tình huống bất thường", ông Abe nói.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông, ông Valery Kistanov đánh giá mức độ sẵn sàng của phía Nhật Bản để chấp nhận lời đề nghị ký kết hiệp ước hòa bình trong tương lai gần.

© Sputnik / Mikhail Klimentyev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Diễn đàn Kinh tế Đông
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Diễn đàn Kinh tế Đông - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Diễn đàn Kinh tế Đông
Vladimir Putin và Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
"Nắm tay nhau đi tới Hiệp ước hòa bình" - ông Abe kể về cuộc gặp với tổng thống Putin

"Cho đến cuối năm nay chỉ còn mấy tháng nữa, và quan điểm nguyên tắc của chúng ta với Nhật Bản hoàn toàn bất đồng… Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe không mất hy vọng rằng, ông sẽ thúc đẩy vấn đề lãnh thổ, và có lẽ sẽ ký kết hiệp ước hòa bình. Trong lĩnh vực này ông tin tưởng vào Vladimir Putin, cho rằng nếu nỗ lực cùng với nhau, với tư cách là hai vị lãnh đạo có sức lôi cuốn, họ có thể giải quyết vấn đề này. Thủ tướng Nhật Bản được khích lệ bởi thực tế rằng ông Putin vẫn còn thời hạn tổng thống, còn bản thân ông Abe thì hy vọng sẽ thắng cử Chủ tịch Đảng Dân chủ-Tự do, sẽ diễn ra ngày 20 tháng 9 và điều đó sẽ tạo cơ hội cho ông trở thành thủ tướng thêm ba năm nữa. Vì vậy ông Abe hy vọng trong vòng ba năm, ông và tổng thống Putin sẽ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ", — ông Valery Kistanov nói.

Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, đề cập đến Hiệp ước song phương về Thương mại và Biên giới năm 1855. Lấy lại các đảo Tokyo là điều kiện mà Nhật Bản nêu ra để ký kết hiệp ước hòa bình với Nga, hiếp ước mà kể từ khi kết thúc Thế chiến II vẫn chưa được ký kết.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maxim Oreshkin tại Diễn đàn Kinh tế Đông - Sputnik Việt Nam
Những hành động của Mỹ kích thích các quốc gia từ bỏ đồng đô la

Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký một Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển Habomai và Shikotan cho phía Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, số phận của Kunashir và Iturup không đề cập đến. Liên Xô hy vọng văn kiện như vậy sẽ chấm dứt tranh chấp, nhưng Nhật Bản coi tài liệu đó chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề này. Các cuộc đàm phán sau đó không dẫn đến bất cứ kết quả gì.

Quan điểm của Moskva nêu rõ: Quần đảo Nam Kuril trở thành một phần của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ Hai và chủ quyền của Nga đối với chúng được đăng ký pháp lý quốc tế thích hợp, vì vậy đó là điều không thể nghi ngờ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала