WEF: ASEAN có thể phải tự thay đổi mô hình kinh tế

© AP Photo / Bullit MarquezDiễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Justin Wood, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhận định tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có thể cũng khiến ASEAN phải tự thay đổi mô hình kinh tế, bnews cho biết.

Nhận định này được đưa ra giữa bối cảnh có ý kiến cho rằng căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc kinh tế Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trả lời phóng viên BBC bên lề cuộc họp báo WEF về ASEAN tại Hà Nội, ông Wood nói: "Chúng ta đang đối mặt với thời điểm của thách thức trong môi trường thương mại toàn cầu, đang có những căng thẳng gia tăng giữa một số cường quốc kinh tế lớn nhất xét về thương mại toàn cầu. Thương mại toàn cầu đang bị tác động bởi những tranh chấp này và nếu tình hình xấu đi thì nền kinh tế ASEAN chắc chắn sẽ bị tổn thương khá nặng".

Ông Wood cho biết các nền kinh tế ASEAN đã có nhiều thập niên phát triển dựa vào mô hình xuất khẩu, chế tạo và nhiều nước trong hiệp hội vẫn rất phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng, cũng như mời gọi đầu tư từ bên ngoài vào.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Philipp Roesler. - Sputnik Việt Nam
WEF ASEAN 2018 qua các con số

Ông Wood cho rằng chắc chắn ASEAN mong muốn thấy một môi trường thương mại toàn cầu lành mạnh, với cam kết cho một hệ thống mở, minh bạch và tuân theo luật lệ. Nếu điều đó bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tranh chấp hiện tại thì nó sẽ gây tổn hại rất lớn cho ASEAN.

Tuy vậy, ông Wood cũng cho rằng đây là lúc để xem ASEAN phản ứng như thế nào với căng thẳng thương mại hiện nay. Từ trước tới nay, ASEAN có xu hướng dựa vào thị trường bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng của khối. ASEAN có dân số 600 triệu người và hầu hết đều đang có sức mua ngày càng tăng, đây là thời điểm quan trọng đối với các nước ASEAN để bắt đầu suy nghĩ sâu sắc hơn về thị trường trong nước chứ không phải là thị trường bên ngoài hay toàn cầu.

​Do đó, ông Wood tin rằng ASEAN cần dựa vào cái gọi là ý tưởng về một thị trường chung. Nếu ASEAN có thể xây dựng một thị trường chung thực sự có sự kết nối mạnh, thị trường và nhu cầu khu vực có thể tạo lực đẩy cho ASEAN.

Giờ là lúc ASEAN cần phải tăng tốc để đạt được những tiến bộ hướng tới việc đạt được viễn cảnh của thị trường chung vượt ra ngoài ASEAN bởi dường như bức tranh thương mại toàn cầu đang đối diện một số thách thức.

Cùng chung nhận định này là quan điểm của một quan chức ASEAN trực tiếp phụ trách các vấn đề thương mại và kinh tế. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia Ong Kian Ming nhìn nhận chiến tranh thương mại Mỹ — Trung vừa là thách thức, vừa là cơ hội để ASEAN tự thúc đẩy chính mình. Theo ông, các nước ASEAN nên tích cực phối hợp để cùng gia tăng sức hút đầu tư cho khu vực thay vì chỉ tập trung vào việc phát triển của riêng mình.

Nhật báo The Sun cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị Kinh doanh Quốc tế Selangor 2018 (SIBS), Thứ trưởng Ong Kian Ming cho rằng các nước ASEAN có thể làm việc cùng nhau để cùng tạo dựng một môi trường hiệu quả thu hút các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, những người muốn tái ổn định và đầu tư nhiều hơn ở các nước như Malaysia nhằm tránh những rủi ro của cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung.

Attendees use their mobile device during the annual meeting of the World Economic Forum (WEF) in Davos, Switzerland January 20, 2016 - Sputnik Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam

Thứ trưởng Ong Kian Ming cũng nhận định rằng cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn, và các nền kinh tế mở, chẳng hạn như Malaysia, sẽ chịu ảnh hưởng từ những mâu thuẫn này.

Vì lẽ đó, ông cho rằng Malaysia nói riêng và các nền kinh tế tương tự khác trong khu vực cần cởi mở với đầu tư và nhanh chóng thúc đẩy việc hoàn thành các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để sớm củng cố lập trường duy trì thương mại cởi mở.

Trước đó, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Indonedia Marty Natalegawa đã ra mắt cuốn sách về ASEAN với tiêu đề "Does ASEAN matter?" với hy vọng cuốn sách sẽ mang lại những câu trả lời cho câu hỏi về tương lai của ASEAN.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала