Cơ hội mới để hội nhập và phát triển bền vững

© TTXVNASOSAI 14: Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 52
ASOSAI 14: Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 52 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm nay (19-9), Đại hội Tổ chức Các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (Đại hội ASOSAI 14) khai mạc tại Hà Nội, nhandan cho biết.

Đây là lần đầu sau 21 năm trở thành thành viên của ASOSAI, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam được các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên tín nhiệm và trao quyền đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI, đồng nghĩa với việc KTNN Việt Nam trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021. Điều này thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với KTNN Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh, uy tín của KTNN nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

Nghi thức thượng cờ ASEAN tại Trụ sở Bộ Ngoại giao. - Sputnik Việt Nam
Biến động địa chính trị và cơ hội cho ASEAN
Chọn chủ đề kiểm toán môi trường

ASOSAI được tổ chức ba năm một lần, là nơi họp mặt của những người đứng đầu các cơ quan kiểm toán tối cao thành viên, nhằm thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực KTNN, bầu chọn thành viên Ban Điều hành và Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ kế tiếp. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng KTNN, Trưởng ban tổ chức Đại hội cho biết, sự kiện diễn ra từ ngày 19 đến 22-9 tại Hà Nội, với sự tham dự của khoảng 250 đại biểu đến từ 46 SAI các quốc gia châu Á, cấp trưởng đoàn tương đương từ Bộ trưởng trở lên. Ngoài ra, còn có đại diện Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao, một số tổ chức quốc tế trong vai trò quan sát viên và khoảng 350 khách mời trong nước. "Đây là lần đầu ASOSAI có sự tham gia của đủ 46 thành viên với số lượng đại biểu đông nhất từ trước đến nay", đồng chí Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Năm nay, chủ đề của ASOSAI 14 là "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững" do nước chủ nhà Việt Nam đề xuất đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận rất cao của tất cả các thành viên. Nói về lý do chọn chủ đề môi trường, đồng chí Hồ Đức Phớc cho biết, đây là thách thức, là trở ngại lớn đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu không giải quyết tốt vấn đề về môi trường, quá trình phát triển của các nước, trong đó có Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Quan điểm của Việt Nam là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Cùng với việc trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì những công nghệ lạc hậu, phế thải có nguy cơ nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, lựa chọn chủ đề kiểm toán môi trường là lựa chọn đúng đắn, góp phần cho phát triển bền vững.

Theo chương trình nghị sự, Đại hội tập trung thảo luận, thông qua Báo cáo kết quả chương trình phát triển năng lực ASOSAI giai đoạn 2015-2018 và kế hoạch phát triển năng lực giai đoạn 2018-2021; dự toán ngân sách ASOSAI giai đoạn tài chính 2019-2021; tiến hành lựa chọn Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên lần thứ 15; chuyển giao chức Chủ tịch và Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ mới… Đại hội sẽ thông qua Tuyên bố Hà Nội, là văn kiện chính thức tổng kết những kết quả làm việc quan trọng nhất của Đại hội và phản ánh cam kết, hành động của cộng đồng ASOSAI đối với các mục tiêu phát triển của Tổ chức giai đoạn 2016-2021, trong đó chú trọng việc chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên. Tuyên bố cũng khẳng định sự quan tâm, những nỗ lực và đóng góp thiết thực của cộng đồng ASOSAI đối với công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của thế giới nói chung và thách thức về môi trường toàn cầu nói riêng.

Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Thị trường lao động Việt Nam bị thiệt hại do chính sách kinh tế của Trump?
Vai trò đầu tàu, dẫn dắt

Trong khuôn khổ Đại hội, KTNN Ma-lai-xi-a (đương nhiệm) chính thức chuyển giao chức Chủ tịch ASOSAI cho KTNN Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò đầu tàu trong việc định hướng phát triển và dẫn dắt hành động Tổ chức này. Cụ thể là khẳng định sự chủ động, tích cực và khả năng đảm đương các trách nhiệm quốc tế trong cộng đồng ASOSAI, tham gia sâu hơn vào các Ủy ban, các nhóm công tác và diễn đàn chuyên môn sâu của ASOSAI. Từ đó KTNN kỳ vọng sẽ đưa ra những sáng kiến, sách lược, giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề trong khu vực, mang lại lợi ích cho các SAI thành viên, dẫn dắt ASOSAI trở thành một tổ chức năng động, uy tín, ngày càng có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế châu Á nói chung và các nước thành viên nói riêng. Đồng thời góp phần tăng cường năng lực cho các SAI thành viên, cộng đồng ASOSAI sẽ có tiếng nói chung đối với các vấn đề khu vực và quốc tế.

Theo TS Hà Thị Mỹ Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế KTNN, với việc đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14 và là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, KTNN Việt Nam đã xác lập được một vị thế mới. Đó là vai trò dẫn dắt tổ chức quốc tế chuyên môn chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán công. "Đây là sự kiện đối ngoại mang tích bước ngoặt của KTNN, góp phần nâng cao vị thế của KTNN không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi khu vực và trên trường quốc tế. Đồng thời, mang lại cơ hội lớn hơn trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của KTNN", TS Hà Thị Mỹ Dung nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc chia sẻ: Đảm nhiệm chức Chủ tịch ASOSAI 14 cũng đặt KTNN trước những thách thức bởi so với nhiều SAI thành viên có lịch sử ra đời hàng trăm năm, KTNN còn khá non trẻ với 24 năm hình thành và phát triển, cả về mặt tổ chức và kinh nghiệm nghề nghiệp còn phải học hỏi nhiều. Thông qua hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế, KTNN Việt Nam đã không ngừng phát triển, nâng cao vị thế cả về địa vị pháp lý, tổ chức bộ máy, phạm vi, quy mô và năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị, trở thành cơ quan có uy tín và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng như trong cộng đồng ASOSAI, ASEANSAI và các tổ chức quốc tế khác. KTNN Việt Nam cần đi tắt đón đầu, xây dựng công nghệ, chắt lọc những tinh hoa nhất đưa vào để phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kỳ vọng Đại hội ASOSAI 14 sẽ mở ra cơ hội mới để KTNN hội nhập và phát triển bền vững.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала