Hội đồng Nhân quyền LHQ thiết lập cơ chế thu thập thông tin về các vi phạm tại Myanmar

© Sputnik / Shahnevaz Khanngười Rohingya
người Rohingya - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hội đồng Nhân quyền LHQ (HRO) đã thiết lập một cơ chế độc lập để thu thập và phân tích thông tin về các vi phạm pháp luật quốc tế và các tội phạm nghiêm trọng tại Myanmar.

Nghị quyết về vấn đề này đã được khởi xướng bởi Liên minh châu Âu và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và được thông qua hôm thứ Năm tại Geneva trong phiên họp thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền.

Hôm thứ Năm, trong số 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền có ba quốc gia bỏ phiếu chống là  Trung Quốc, Burundi và Philippines, 7 nước khác bỏ phiếu trắng.

Tài liệu này nhấn mạnh rằng, cơ chế độc lập được thành lập nhằm mục đích "thu thập, bảo quản và phân tích các bằng chứng về những tội ác quốc tế nghiêm trọng và vi phạm luật pháp quốc tế đã được thực hiện ở Myanmar kể từ năm 2011, và chuẩn bị tài liệu để hỗ trợ thủ tục hình sự độc lập tại các tòa án quốc gia, tòa án khu vực hoặc tòa án quốc tế".

Cấu trúc mới này sẽ có khả năng "sử dụng các thông tin được thu thập bởi các phái đoàn của Liên Hợp Quốc nhằm xác định bằng chứng" (phái đoàn này được thành lập căn cứ quyết định của Hội đồng nhân quyền vào tháng 3 năm 2017), cũng như "tài liệu hóa và kiểm tra thông tin", trong đó có việc đến tận nơi thị sát. Phái đoàn sẽ có nhiệm vụ báo cáo về công việc của mình trước Hội đồng nhân quyền vào năm 2019, tại phiên họp thứ 42 của Hội đồng, cũng như trước Đại hội đồng Liên hợp quốc tại phiên họp thứ 74.

Dân tị nạn người Rohingya - Sputnik Việt Nam
Tổng thư ký LHQ gọi việc trục xuất người Rohingya khỏi Myanmar là thanh lọc sắc tộc

Tình hình ở Myanmar là chủ đề gây ra các cuộc tranh luận kịch liệt tại phiên họp của Hội đồng. Phái đoàn của Liên Hợp Quốc trong bản báo cáo dài  444 trang của mình đã ủng hộ việc đưa các quan chức quân sự cấp cao ở nước này ra trước công lý vì tội diệt chủng chống lại người Hồi giáo rohindzha ở bang Rakhine.

Đồng thời, trong bài phát biểu của mình tại buổi làm việc, đoàn đại biểu Nga nhấn mạnh rằng các vấn đề mà đất nước Myanmar hiện đại đang phải đối mặt là hậu quả của "chính sách thực dân vô nhân đạo của Đế quốc Anh, người đã đặt quả bom nổ chậm bảy thập kỷ trước đây".

Phái đoàn của Liên bang Nga lưu ý rằng các thông tin trong báo cáo của phái đoàn "chỉ dựa trên cùng một loại nguồn tin và khó có thể được coi là hoàn toàn khách quan". Phái đoàn Nga coi đề xuất của phái đoàn LHQ về việc thành lập một cơ chế xác định sự kiện và thu thập bằng chứng giống như Đại hội đồng Liên hợp quốc từng tạo ra đối với Syria là "đáng ngờ và vô dụng".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала