Tổng bí thư, Chủ tịch nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

© AFP 2023 / STRChủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tuyên thệ trong lễ nhậm chức tại Hà Nội
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tuyên thệ trong lễ nhậm chức tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lần đầu tiên trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, người đứng đầu Đảng được giới thiệu để Quốc hội bầu chức danh đứng đầu Nhà nước, VnExpress cho biết.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được Ban chấp hành Trung ương Đảng tại phiên làm việc chiều thứ tư 3/10, thống nhất 100% giới thiệu để kỳ họp tới của Quốc hội bầu giữ chức danh người đứng đầu Nhà nước.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
'Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đủ uy tín làm Chủ tịch nước'

Trước đó, sau hơn một năm điều trị bệnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần hồi 10h05 ngày 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công quyền Chủ tịch nước và giữ cương vị này cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước sẽ phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Trước đây, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhận. Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là Chủ tịch nước đầu tiên và giữ cương vị này đến tháng 9/1969.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
“Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ được toàn dân ủng hộ, đồng tình"
Như vậy, đây là giai đoạn lịch sử mà người giữ chức vụ cao nhất trong Đảng đã đảm nhận chức danh đứng đầu Nhà nước.

Từ tháng 9/1969, Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam là ông Tôn Đức Thắng. Lúc này, người đứng đầu Đảng là Bí thư thứ nhất Lê Duẩn.

Tháng 7/1986, Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần, tại hội nghị đặc biệt Ban chấp hành Trung ương Đảng, ông Trường Chinh lúc này là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước được bầu làm Tổng bí thư và giữ cương vị đứng đầu Đảng đến tháng 12/1986. Đây cũng là giai đoạn ngắn (5 tháng) mà người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Hội đồng Nhà nước.

Các nhiệm kỳ gần đây, chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội luôn được đảm nhận bởi bốn nhà lãnh đạo khác nhau. Với sự kiện tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII chiều 3/10 nêu trên, lần đầu tiên sau nhiều nhiệm kỳ, người đứng đầu Đảng được giới thiệu để Quốc hội bầu vào cương vị đứng đầu Nhà nước.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước được bầu như thế nào?

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước
Theo quy định hiện hành, Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị.

Tổng bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương. Tại khóa XII (2016-2021), lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, Tổng bí thư tham gia Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

Ngoài ra, từ tháng 2/2013, Tổng bí thư là Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Trong số các tiêu chuẩn của chức danh Tổng bí thư, có yêu cầu về bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.

Tổng bí thư cũng phải có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm…

Với chức danh Chủ tịch nước, Hiến pháp quy định đây là nhân sự được Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (hiện là Quốc hội khóa XIV, 2016-2021).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước
Hiến pháp cũng nêu rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước — người thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; trong đó có vị trí thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân…

Hiện Chủ tịch nước cũng là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

Trong lần sửa đổi, ban hành Hiến pháp 2013 và một số dịp khác, nhiều ý kiến thảo luận đã đề xuất quy định người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước. Theo giải thích của cấp có thẩm quyền lúc đó, cơ chế này trong thực tế đã có ý kiến nêu ra từ mấy nhiệm kỳ, song đây là công việc do Đảng phân công tùy từng giai đoạn, không ghi "cứng" vào một văn bản cụ thể; hơn nữa, Chủ tịch nước là thiết chế bộ máy nhà nước không phải cá nhân con người cụ thể.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam từng có tiền lệ Chủ tịch Đảng giữ chức Chủ tịch nước
Cấu trúc bộ máy của thiết chế Chủ tịch nước bao gồm: Chủ tịch nước; Phó chủ tịch nước; Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Văn phòng Chủ tịch nước.

Trong hệ thống Chính trị Việt Nam, theo điều 4 Hiến pháp, Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chức vụ cao nhất trong Đảng là Tổng bí thư.

Hệ thống Nhà nước gồm: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và tổ chức bộ máy cấp địa phương. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Hệ thống chính trị còn có Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Công đoàn và các tổ chức chính trị — xã hội khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала