Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Liệu sẽ có đợt căng thẳng mới trên Biển Đông? Ý kiến của chuyên gia Nga

© AP Photo / U.S. Navy/Petty Officer 2nd Class Will GaskillUSS Decatur
USS Decatur - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự cố trên Biển Đông xảy ra cách đây vài ngày khi chiến hạm Type 052C Trung Quốc áp sát khu trục USS Decatur Mỹ có thể mở đầu giai đoạn nguy hiểm mới. Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét về tình hình trong bài bình luận cho Sputnik.

Tàu Mỹ đã tuần tra vùng biển để "thực thi quyền tự do hàng hải". Hải quân Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động tương tự chống lại hàng chục quốc gia để cho thấy rằng, Mỹ không công nhận và chống lại tham vọng của các nước đó về một số khu vực của đại dương thế giới. Tại khu vực Biển Đông, Hoa Kỳ chống lại tham vọng của Trung Quốc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa xung quanh các đảo thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà kể từ năm 2013 Bắc Kinh đã bồi đắp để mở rộng thêm.

© Ảnh : U.S. NavyTàu khu trục Hoa Kỳ Dikeour và tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu khu trục Hoa Kỳ Dikeour và tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tàu khu trục Hoa Kỳ Dikeour và tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông

Dưới thời chính quyền Barack Obama, kể từ tháng 10 năm 2013, Mỹ đã thực hiện sáu cuộc tuần tra như vậy — từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2016. Như thường lệ, các tàu tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Dưới thời chính quyền Trump, cường độ các cuộc tuần tra ban đầu đã giảm đi để đảm bảo sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc gây áp lực lên CHDCND Triều Tiên. Cho đến tháng 5 năm 2017, các cuộc tuần tra không được thực hiện, rồi đã có một vài chiến dịch tự do hàng hải. Nhưng, sau đó số lượng các cuộc tuần tra tăng lên đáng kể. Đến tháng 3 năm 2018, chính quyền Trump đã đạt con số kỷ lục: 6 cuộc tuần tra tương đương tổng số cuộc tuần tra được thực hiện trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Obama.

Khu trục hạm Mỹ USS Dewey (trái) cùng tàu khu trục Nhật JS Izumo xuất hiện ở Biển Đông hồi tháng 5.2017 - Sputnik Việt Nam
Tàu khu trục Mỹ đến gần đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông

Trong một thời gian dài Trung Quốc cố kiềm chế khi phản ứng trước các hành động của Mỹ ở Biển Đông. Các tàu Trung Quốc theo dõi các tàu Mỹ, nhưng không cản trở và không tiếp cận nguy hiểm. Phía Trung Quốc chỉ yêu cầu rời khỏi khu vực, sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra những tuyên bố. Tính tự kiềm chế như vậy là dễ giải thích. Trung Quốc đã tìm cách chậm lại quá trình mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi, để có thời gian củng cố thêm sức mạnh, và giải pháp lý tưởng là đạt được một sự thỏa hiệp với Hoa Kỳ.

Bây giờ mối quan hệ Mỹ-Trung bước vào giai đoạn "rơi tự do". Thật thú vị, kích hoạt sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương không phải là những "điểm nóng" tiềm năng, chẳng hạn như Biển Đông và Đài Loan, mà là nền kinh tế  — một yếu tố trước đây đã bảo đảm sự ổn định trong quan hệ Mỹ-Trung. Tình hình ở Biển Đông và xung quanh Đài Loan đã xấu đi sau khi bắt đầu quá trình phá hủy cơ sở kinh tế trong quan hệ Mỹ-Trung.

Hai tàu sân bay của Mỹ  Carl Vinson và Ronald Reagan trong  cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Báo Mỹ tiết lộ kế hoạch thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

Rõ ràng, chính phủ Trung Quốc cho rằng, trong điều kiện này thái độ kiềm chế là vô lý, và chỉ có thể gây thiệt hại danh tiếng trong nước vì người dân sẽ coi đó như biển hiện của sự yếu đuối. Có lễ, quân đội Trung Quốc đã nhận được lệnh hành động mạnh tay hơn. Trong tương lai, những sự cố như vậy có thể lặp lại và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Để đẩy các tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển này Trung Quốc có thể sử dụng thao tác "đâm vào mạn tàu", như  các tàu Liên Xô đã làm gần bờ biển Crưm trong năm 1988. Trung Quốc có thể huy động các tàu đánh cá thả lưới để tạo ra những trở ngại cho sự di chuyển của tàu Mỹ và những biện pháp khác. Nói chung, điều này làm tăng khả năng xảy ra những sự cố nguy hiểm mới ở Biển Đông và những tình huống khủng hoảng trong lĩnh vực an ninh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала